Tại phiên khai mạc Diễn đàn với hơn 5.000 người theo dõi trực tuyến trên toàn cầu và có tương tác tích cực trên phần mềm tương tác, Tổng Thanh tra đánh giá cao vai trò của OECD trong việc tổ chức Diễn đàn nhằm thúc đẩy cam kết, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực giữa các quốc gia thành viên OECD và các quốc gia khác trong tăng cường liêm chính và phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong bối cảnh đại dịch Covid-19; khẳng định quyết tâm cúa Chính phủ Việt Nam trong đấu tranh PCTN nói chung và thúc đẩy liêm chính, PCTN trong bối cảnh phòng, chống Covid-19 nói riêng; chia sẻ thông tin về những nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận của Việt Nam trong công tác PCTN thời gian qua và phương hướng hành động trong thời gian tới, góp phần hồi phục và phát triển kinh tế bền vững.

TTCP cũng cho biết, đoàn đại biểu của TTCP đã tham dự một số phiên thảo luận của Diễn đàn và đạt được nhiều kết quả.

Các phiên thảo luận về liêm chính công với chủ đề ra mắt bộ công cụ liêm chính công của OECD và giới thiệu về chỉ số liêm chính công của OECD.

Các phiên thảo luận bàn tròn về liêm chính trong kinh doanh. Tại phiên thảo luận này, các diễn giả cho rằng, để đạt được kết quả bền vững, càng trong khủng hoảng các doanh nghiệp càng cần đề cao tính liêm chính trong kinh doanh bởi kinh doanh liêm chính sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường niềm tin cúa các nhà đầu tư, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.

Diễn đàn Trực tuyến toàn cầu về chống tham nhũng và liêm chính năm 2021 của OECD diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 23-25/3/2021, với chủ đề chính: Lãnh đạo vượt qua khủng hoảng: Liêm chính và PCTN góp phần phục hồi. mạnh mẽ.

Diễn đàn tiến hành hơn 50 phiên thảo luận chuyên sâu về liêm chính và PCTN trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 trong các ngành, lĩnh vực cụ thể và trong các vấn đề về chính sách, hợp tác công - tư.

Tham dự Diễn đàn là các đại biểu cấp Chính phủ, đại diện các cơ quan PCTN và thực thi pháp luật, các học giả, đại diện khu vực doanh nghiệp, tổ chức xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế.

Phiên khai mạc do Tổng Thư ký OECD chủ trì có sự tham dự và phát biểu của người đứng đầu, quan chức cấp cao của Chính phủ một số quốc gia thành viên, quốc gia khách mời, trong đó có Tổng Thanh tra Việt Nam.

Việc thông qua và tăng cường thực thi hiệu quả các đạo luật chống tham nhũng tiếp tục là vấn đề cần được các chính phủ quan tâm thúc đây trong thời gian tới. Một số chuyên gia đã chia sẻ về nỗ lực của các Chính phủ trong việc hệ thống hóa các quy tắc về tuân thủ, tạo ra các kênh tố cáo gian lận, tham nhũng và biện pháp bồi thường, cũng như cải cách hành chính để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thiểu tương tác giữa công chức và người dân. Các tiêu chuẩn về liêm chính trong kinh doanh đang phát triển nhanh chóng như một phần của các tiêu chuẩn rộng lớn hơn của các hành vi kinh doanh có trách nhiệm.

Tại phiên thảo luận về những rủi ro liêm chỉnh trong và sau giai đoạn ứng phó Covid-19, TTCP cho biết, trong phiên thảo luận này, các diễn giả đã tập trung chia sẻ về những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn và hiện hữu thách thức tính liêm chính của các chính phủ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng nổ.

Trong bối cảnh khủng hoảng dịch, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình có thể dễ dàng bị đánh đổi vì vụ lợi, khi nguồn lực, hàng hóa và nhu yếu phẩm cần thiết phải điều động, phân bổ cho người dân gấp rút và nhanh chóng. Quá trình ứng phó nhanh với dịch bệnh, cung cấp trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, việc mua bán diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự thiếu minh bạch, rút gọn quy trình mua sắm và thiếu tính cạnh tranh. Các nhà cung ứng có thế tranh thủ tăng giá sản phẩm, dịch vụ, cung ứng hàng hóa kém chất lượng, kéo dài thời gian giao hàng... Các xung đột về lợi ích dẫn đến sai phạm trong quá trình đấu thầu... Những rủi ro này ảnh hưởng đặc biệt nặng nề lên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và yếu thế.

Vấn đề việc làm, các cuộc kiểm tra, thanh tra tại các viện dưỡng lão, các gian lận trong mua sắm công được chia sẻ với những vụ án ở một số quốc gia đã đặt ra vấn đề cấp bách phải có bộ công cụ công để nhận diện các hành vi gian lận. Vai trò của công nghệ thông tin, đặc biệt là việc sừ dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo là vấn đề mới nhưng được cho là cần sớm được nghiên cứu để giúp các quôc gia phát hiện và xử lý được những vi phạm, gian lận ngày càng tinh vi hơn.

Tại phiên thảo luận về vai trò của cơ sở dữ liệu thông tin đối với các chính sách PCTN. Cơ sở dữ liệu thông tin về PCTN đầy đủ, đa ngành, đa lĩnh vực và khả năng tiếp cận thông tin rộng rãi của công chúng được đánh giá là một nội dung rât quan trọng trong các chính sách về PCTN toàn diện, hiệu quả. Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin như vậy đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn cần đến sự hỗ trợ rất tích cực của các cơ quan, tổ chức quốc tế, đặc biệt trong các vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Cơ sở dữ liệu thông tin được tập trung thảo luận trong phiên thảo luận là những thông tin có được nhờ trí tuệ nhân tạo. Theo đó, trí tuệ nhân tạo bao gồm các công nghệ, trong đó máy móc bắt chước trí thông minh của con người để giải quyét các vấn đề phức tạp.

Theo các diễn giả, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo là điều tất yếu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, do bàn thân trí tuệ nhân tạo vẫn là một vấn đề mới nên việc ứng dụng nó trong PCTN chắc chắn sẽ gây tranh cãi. Vì vậy, các quốc gia được khuyến nghị nghiên cứu nghiêm túc và có kế hoạch áp dụng trí tuệ nhân tạo trên cơ sở nhận diện đầy đủ các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.

Về mặt ưu điểm, bằng cách loại bỏ yếu tố con người trong các tương tác giữa chính quyền và người dân trong các giao dịch hành chính, khả năng tham nhũng sẽ được giảm thiểu rõ rệt. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan công quyền sẽ được tinh giản hoặc điều chuyển sang những bộ phận khác ít tiếp xúc hơn với nguy cơ tham nhũng. Bên cạnh đó, các robot có khả năng cung cấp bằng chứng từ khi cán bộ, công chức thực hiện hành vi nhận hồi lộ đến khi họ che giấu hành vi.

Ở khía cạnh hạn chế, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong PCTN cũng không tránh khỏi việc đối diện với những chỉ trích về khả nàng xâm phạm quyền riêng tư, lo ngại về mức độ chính xác, tính khách quan của thông tin, khả năng mất việc làm hàng loạt của người lao động.

Liên quan đến nhận diện và xử lý rủi ro, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới giới thiệu hệ thống đánh giá rủi ro trong quản trị thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện hành vi tham nhũng. Hệ thống cảnh báo hành vi tham nhũng thông qua việc gắn cờ cảnh báo đối với nhóm 200 hành vi có nguy cơ vi phạm liêm chính. Cơ sở dữ liệu của hệ thống này đuợc chia thành 6 nhóm, bao gồm: Dữ liệu về toàn bộ các hồ sơ mua sắm công ở 12 tỉnh, thành và Trung ương với thông tin của khoảng hơn 15 triệu hóa đơn điện tử, dữ liệu của hơn 20 triệu chương trình phúc lợi xã hội, dữ liệu về việc trả lương cho hàng triệu công chức; nhóm dữ liệu về danh sách hơn 30.000 doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau; nhóm dữ liệu về bầu cử bao gồm toàn bộ các dữ liệu của hơn 20 triệu chính trị gia; nhóm dữ liệu về thông tin tố giác với hơn 30.0000 tin và đơn tố giác sai phạm và tham nhũng; nhóm dữ liệu về hơn 750.000 doanh nghiệp với các thông tin chi tiết về địa chỉ, lĩnh vực kinh doanh... Nhóm dữ liệu về số lượng người lao động đang hoạt động tại các doanh nghiệp trên.

TTCP khẳng định sẽ tiếp tục tham gia chủ động, tích cực, hiệu quả vảo các hoạt động hợp tác với OECD trong thời gian tới, trên cơ sở đó huy động các nguồn lực cần thiết phục vụ cho các hoạt dộng liên quan đến xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực về PCTN nói chung và tăng cường minh bạch, liêm chính công và liêm chính trong kinh doanh nói riêng ở Việt Nam.


Thái Hải