Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo trong PCTNTC

Nhiệm vụ đầu tiên của kế hoạch PCTNTC của Ban Tôn giáo Chính phủ là tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về công tác PCTNTC.

Ban Tôn giáo Chính phủ yêu cầu quán triệt sâu sắc và nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.

Trong đó, tập trung thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; các quy định về công khai, minh bạch của Luật PCTN; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN; Chỉ thị số 10/CTTTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc…

Kế hoạch PCTNTC của Ban Tôn giáo Chính phủ cũng nhấn mạnh việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và các tổ chức đoàn thể trong công tác PCTNTC; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNTC với các hình thức hiệu quả. Trong đó, chú trọng việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Chi đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTNTC. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quán triệt triển khai thực hiện các quy định, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTNTC. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc ban phải gương mẫu, quyết liệt và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTNTC; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật liên quan đến tham nhũng (nếu có).

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyền truyền, vận động, giám sát, kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực nhất là các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách theo quy định. Đưa tiêu chí hiệu quả công tác PCTNTC vào việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị. Tiếp tục tăng cường đổi mới mạnh mẽ phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNTC bảo đảm tính đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, có nhiều hình thức phong phú, hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến, thông qua hoạt động báo chí, xuất bản trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, website của ban.

Khắc phục những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ

Đối với việc tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch PCTNTC của Ban Tôn giáo Chính phủ yêu cầu rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức cán bộ; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tuyển dụng, hợp đồng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động.

Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định pháp luật và của Bộ Nội vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; thực hiện nghiêm quy định về tặng quà, nhận quà tặng và có chế tài nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

Tiếp tục thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong đó tập trung thực hiện Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 954/KH-BNV ngày 10/3/2021 của Bộ Nội vụ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập:

Tăng cường các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là một số công tác đặc thù như: Quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách, mua sắm tài sản công; công tác tổ chức cán bộ; công tác thanh tra chuyên ngành, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; giải quyết thủ tục hành chính; cải cách hành chính, công vụ. Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định. Quy định các nội dung công khai, hình thức công khai tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.

Tiếp tục thực hiện việc trả lương qua tài khoản tại các đơn vị thuộc ban. Xây dựng và công khai thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Ban để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất; tăng cường trách nhiệm giải trình của các đơn vị thuộc Ban trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật. Triển khai việc kê khai tài sản, thu nhập đối với công chức, viên chức thuộc đối tượng kê khai lần đầu, đối tượng kê khai bổ sung, đối tượng kê khai hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và công khai các bản kê khai tại cơ quan, đơn vị theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo PCTNTC và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Ban Thanh tra nhân dân nhằm kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý tham nhũng, tiêu cực. Trực tiếp tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại một số đơn vị và hướng dẫn các vụ, đơn vị tự kiểm tra, báo cáo về công tác PCTNTC. Tập trung thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm kịp thời phát hiện những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực.

Phương Anh