(Tiếp theo và hết)

IV. PHÁT HIỆN, NGĂN CHẶN LÃNG PHÍ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THANH TRA

- Thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra cần chỉ đạo và tổ chức cuộc thanh tra theo đúng mục tiêu, kế hoạch đã được Tổng Thanh tra phê duyệt. Đánh giá về hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Chính phủ về THTK, CLP (nếu có); kiểm tra việc sử dụng ngân sách tại các đơn vị theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, dự toán; kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách Nnhà nước trong quản lý điều hành ngân sách để xảy ra thất thoát, lãng phí, sai chế độ; phát hiện và làm rõ trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm, đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý  sai phạm của các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Các đoàn thanh tra cần chú trọng việc phát hiện những hành vi, biểu hiện tham nhũng, thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước để góp phần thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật THTK, CLP; kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật phát hiện qua hoạt động thanh tra.

- Đoàn thanh tra, thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra tăng cường kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có liên quan việc sửa đổi cơ chế, chính sách pháp luật, tạo điều kiện thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực được thanh tra.

- Đoàn thanh tra có biện pháp khắc phục tình trạng cuộc thanh tra bị kéo dài; tham mưu người ra quyết định thanh tra tổ chức công bố công khai kế hoạch thanh tra, kết luận thanh tra và kết quả thực hiện kiến nghị thanh tra theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội và Nhân dân đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước, góp phần THTK, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1.1. Các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tổ chức thực hiện nghiêm túc Chương trình này.

1.2. Các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ:

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể phổ biến nội dung Chương trình THTK, CLP năm 2022, các văn bản khác về THTK, CLP của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch hành động của Thanh tra Chính phủ về THTK, CLP hằng năm đến cán bộ, công chức và người lao động.

- Căn cứ vào các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (kỷ luật lao động, thời gian lao động) của Nhà nước để giám sát việc thực hiện.

1.3.  Vụ Kế hoạch - Tổng hợp:

- Hướng dẫn việc thực hiện Chương trình này;

- Vụ Kế hoạch - Tổng hợp tham mưu với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng tài sản của các đơn vị, tập trung kiểm tra việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính và việc chấp hành các chế độ, định mức theo quy định của Nhà nước; kiểm tra việc trích lập, sử dụng các quỹ và phương án chi trả thu nhập từ nguồn tiết kiệm chi, nguồn kinh phí được trích qua thanh tra; kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy chế quản lý và sử dụng tài sản công tại đơn vị; kịp thời hướng dẫn các đơn vị trong công tác kế toán, công tác quản lý tiền và tài sản nhà nước; có biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý vi phạm đối với đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm gây lãng phí ngân sách và tài sản Nhà nước theo các quy định của pháp luật…

1.4.  Văn phòng Thanh tra Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thanh tra Chính phủ xây dựng Kế hoạch mua sắm tài sản hàng năm và triển  khai mua sắm theo kế hoạch đã được phê duyệt; quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, có hiệu quả, đúng định mức, tiêu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý sử dụng tài sản công ở từng đơn vị.

1.5.  Các đơn vị sự nghiệp:

-   Trường Cán bộ Thanh tra phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức, viên chức; gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao; bồi dưỡng, bổ sung một số nội dung đào tạo về các lĩnh vực, chuyên đề thanh tra mới theo định hướng của ngành.

-   Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trung tâm thông tin tăng cường đăng tải, phổ biến các quy định của pháp luật và quy chế, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ về THTK, CLP.

-   Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức phê duyệt, thực hiện các đề tài khoa học tiết kiệm, hiệu quả; đổi mới trang thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện các giải pháp tăng cường ứng dụng vào thực tiễn hoạt động thanh tra các công trình, kết quả nghiên cứu.

1.6.  Các tổ chức đoàn thể:

-   Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Thanh tra Chính phủ tổ chức tốt các phong trào thi đua thực THTK, CLP; thực hiện nghiêm kỷ luật lao động trong cán bộ, công chức, viên chức và đoàn viên thanh niên; phối hợp tham mưu, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có).

-    Ban Thanh tra nhân dân của Công đoàn Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật THTK, CLP và Chương trình này, có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện theo quy định.

 2.  Chế độ báo cáo

Các cục, vụ, đơn vị có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về THTK, CLP năm 2022 của Thanh tra Chính phủ theo hướng dẫn tại Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính; đồng thời gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thanh tra Chính phủ làm căn cứ đánh giá kết quả THTK, CLP theo Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 của Bộ Tài chính và để làm căn cứ khen thưởng cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân./.