Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 không quy định án phí trong quá trình giải quyết bồi thường. Việc tòa án tuyên án phí đối với Viện KSND TP Biên Hòa như bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai là không đúng. 

Từ tháng 12/2003, bà Trịnh Thị Nghị làm việc cho Công ty TNHH Sợi Tainan, sau đó được giao nhiệm vụ trả lương cho phân xưởng số 1, 2. Tháng 9/2008, Công ty Sợi Tainan tố cáo bà Nghị có hành vi sửa chữa tiền lương của công nhân từ ít thành nhiều để chiếm đoạt.

Ngày 10/12/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Biên Hòa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 20/9/2010, cơ quan này ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Nghị về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 24/9/2010, bà Nghị bị bắt và tạm giam.

Ngày 2/3/2011, Viện KSND TP Biên Hòa ban hành cáo trạng truy tố bà Nghị ra tòa cùng cấp để xét xử về tội danh trên.

Ngày 4/7/2011, bà Nghị được thay đổi biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ngày 4/4/2017, Viện KSND TP Biên Hòa căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 (hành vi không cấu thành tội phạm) ban hành quyết định đình chỉ vụ án hình sự và đình chỉ vụ án đối với bà Nghị.

Sau khi nhận quyết định đình chỉ vụ án, bà Nghị đã có đơn yêu cầu bồi thường oan sai gửi Viện KSND TP Biên Hòa.

Viện KSND đã thương lượng với bà Nghị ba lần nhưng hai bên không thống nhất được số tiền bồi thường. Bà Nghị yêu cầu Viện KSND TP Biên Hòa bồi thường hơn 4,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, Viện KSND TP Biên Hòa cho rằng bà chỉ được bồi thường hơn 241,8 triệu đồng.

Viện KSND Tối cao ra thông báo rút kinh nghiệm

 Viện KSND Tối cao ra thông báo rút kinh nghiệm đối với trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại  trong hoạt động tố tụng hình sự để Viện KSND các cấp rút kinh nghiệm chung.

Khoản 1 Điều 76 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã quy định cơ quan giải quyết bồi thường không thu các khoản án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với nội dung yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này.

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 cũng không quy định án phí trong quá trình giải quyết bồi thường. Việc tòa án tuyên án phí đối với Viện KSND TP Biên Hòa như bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai là không đúng.

Để khắc phục tình trạng này, Viện KSND cần ban hành kháng nghị hoặc đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng đề nghị tòa án hủy phần quyết định về án phí trong vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định. 

Không đồng ý, bà Nghị có đơn khởi kiện ra tòa án yêu cầu Viện KSND TP Biên Hòa bồi thường hơn 1,7 tỉ đồng. Đồng thời, bà yêu cầu được tổ chức xin lỗi, cải chính công khai và đăng nội dung xin lỗi trên Báo Đồng Nai ba kỳ liên tiếp.

Ngày 4/10/2017, Viện KSND TP Biên Hòa đã tổ chức buổi xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú của bà Nghị, sau đó đăng xin lỗi, cải chính công khai trên Báo Đồng Nai ba kỳ liên tiếp (từ ngày 7 đến ngày 10/10/2017).

Ngày 19/8/2019, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ thẩm, tuyên buộc Viện KSND TP Biên Hòa phải bồi thường cho bà Nghị hơn 283,9 triệu đồng.

Ngoài ra, Tòa tuyên Viện KSND TP Biên Hòa phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là hơn 14 triệu đồng. Đối với nội dung này, Viện KSND Cấp cao tại TP HCM đã có quyết định kháng nghị phúc phẩm.

Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, phía Viện KSND TP Biên Hòa đã rút lại toàn bộ kháng nghị. Vì vậy, TAND Cấp cao tại TP HCM đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghiêm Lan