Ban Chủ nhiệm chuyên đề cho biết, thời gian qua, các vụ việc TN xảy ra trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước ngày càng trở nên phổ biến với nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Tình trạng TN ở các DN, tổ chức trong khu vực ngoài Nhà nước không chỉ tác động tiêu cực đến bản thân hoạt động của tổ chức, DN mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cũng như hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN)  trong khu vực công.

Luật PCTN 2018 có nhiều quy định mới, trong đó nổi bật là nội dung về PCTN trong DN và tổ chức khu vực ngoài Nhà nước. Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước khi để xảy ra TN cũng được quy định tại Điều 72.

Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra TN trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước do mình quản lý phụ trách dường như lại chưa quy định rõ về trình tự, thủ tục xử lý, thiếu những quy định chi tiết, cụ thể nhằm làm căn cứ xác định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong DN, tổ chức.

Pháp luật cũng chưa quy định chi tiết, rõ ràng về cơ sở xác định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra TN ngoài dựa vào mức độ hình phạt tù đối với người có hành vi TN.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu chuyên đề “Trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra TN trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước do mình quản lý, phụ trách” là cần thiết.

Và đề giải quyết những hạn chế trên, đề tài đã đưa ra các giải pháp như:  Bổ sung các quy định của Luật DN, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã, Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật về hội về trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước khi để xảy ra TN trong DN, tổ chức do mình quản lý.

Cần quy định rõ về thẩm quyền xử lý, trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu DN, tổ chức khi để xảy ra TN.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN đối với DN, tổ chức xã hội khu vực ngoài Nhà nước, qua đó có tác dụng thúc đẩy các DN, tổ chức phát huy vai trò của người đứng đầu trong công tác này; đồng thời cũng qua đó góp phần hoàn thiện thể chế PCTN trong khu vực tư.

Định kỳ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố kết quả kiểm tra, thanh tra tổ chức, DN ngoài Nhà nước về thực hiện pháp luật PCTN công khai, rộng rãi trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu trên phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, nhằm biểu dương các DN, tổ chức thực hiện tốt và cảnh báo các DN, tổ chức thực hiện chưa tốt hay không thực hiện. Biện pháp này buộc các DN, tổ chức và người đứng đầu phải tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm của mình trong thực hiện pháp luật về PCTN bởi nếu một DN, tổ chức thực hiện không tốt tức nguy cơ TN trong nội bộ sẽ cao, gây suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư, công chúng trong việc ký kết hợp đồng, đầu tư tài chính hay đơn giản là tiêu thụ sản phẩm của DN.

Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước về công tác PCTN nói chung và về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu DN, tổ chức khi để xảy ra TN nói riêng. Khi DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước và người đứng đầu của họ nhận thức rõ được tác hại của TN cũng như trách nhiệm của mình khi để xảy ra TN họ sẽ tích cực và chủ động hơn nữa trong xây dựng, hoàn thiện cơ chế phòng ngừa TN và xử lý trách nhiệm cá nhân có liên quan bao gồm cả đội ngũ lãnh đạo.

Đưa vào danh sách hạn chế tiếp cận các dự án của Nhà nước đối với các DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước để xảy ra TN. Các DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước khi để xảy ra TN có thể sẽ bị hạn chế quyền tiếp cận các dự án có sử dụng vốn đầu tư công. Thời hạn hạn chế nhiều hay ít (1 năm, 3 năm, 5 năm hay cấm vĩnh viễn) tùy thuộc mức độ tình hình DN. Đây nên được coi là một “hình thức xử lý trách nhiệm” của người đứng đầu DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước khi để xảy ra TN của Nhà nước nước một cách mềm dẻo nhưng vẫn phát huy hiệu quả và có sức răn re mạnh trong thực tiễn thay vì sử dụng các hình thức khác như hình sự, phạt tiền…

Cho ý kiến về nội dung nghiên cứu, hội đồng nghiệm thu thu chuyên đề cho rằng, chuyên đề được chuẩn bị nghiêm túc, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Các giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao.

Tuy nhiên, chuyên đề cần gia cố, phân tích sâu hơn nội dung về thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra TN trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước do mình quản lý, phụ trách… Để hoàn thiện chuyên đề cần bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung theo như ý kiến góp ý của các thành viên tổ đánh giá tại cuộc họp.

Dựa trên kết quả đạt được, tổ đánh giá nhất trí nghiệm thu chuyên đề.

 

Thái Hải