Ban Chủ nhiệm đề tài cho biết, với mục tiêu là hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; đề xuất các giải pháp kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước, đề tài gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước đã làm rõ một số khái niệm cơ bản: Tiếp nhận là gì? Điều động là gì? Bổ nhiệm là gì? Kiểm soát quyền lực là gì? Kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ là gì? Cơ quan hành chính Nhà nước là gì?

Đồng thời, đề xuất các luận cứ khoa học liên quan đến kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước đề làm rõ tính mới, giá trị khoa học và ứng dụng của đề tài; nêu ra những kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; và phân tích, làm rõ vai trò, ý nghĩa của kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Chương 2: Thực trạng kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính nhà nước đã nêu rõ thực trạng pháp luật về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; về hoạt động kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Đánh giá bất cập, tồn tại, hạn chế quy định của pháp luật và hoạt động thực tiễn về kiểm soát quyền lực: Đánh giá thực trạng hoạt động tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ; đánh giá thực trạng hoạt động điều động, luân chuyển cán bộ; đánh giá thực trạng hoạt động bổ nhiệm cán bộ.    

Chương 3: Giải pháp kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước (giải pháp về thể chế) và các giải pháp tổ chức thực hiện (giải pháp về hành động).

Đề tài đã đề xuất được các giải pháp hoàn thiện các quy định của Đảng trong công tác cán bộ và các giải pháp tổ chức thực hiện đưa kết quả của đề tài vào ứng dụng thực tiễn.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội nghị đánh giá cấp cơ sở đề tài. Ảnh: TH

Ngoài ra, Ban Chủ nhiệm cũng đã kiến nghị Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung pháp luật công chức, viên chức theo hướng đưa kiểm soát quyền lực vào trong công tác cán bộ. Cụ thể: Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức; hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong thành lập hội đồng tuyển dụng viên chức; hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong thi tuyển viên chức; hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong trình tự tổ chức tuyển dụng; hoàn thiện pháp luật theo hướng kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận vào làm viên chức.

Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong điều động, luân chuyển cán bộ: Bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật công chức, viên chức theo hướng kiểm soát quyền lực trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ.

Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong bổ nhiệm cán bộ: Hoàn thiện pháp luật công chức theo hướng kiểm soát quyền lực trong trình tự, thủ tục bổ nhiệm công…

Đánh giá tại hội nghị, thay mặt hội đồng đánh giá, ông Ngô Văn Khương, Chủ tịch, nhận định, việc nghiên cứu Đề tài “Kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đây là đề tài hoàn toàn mới, đã nghiên cứu và đề xuất luận cứ khoa học về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; đề tài cũng đã nghiên cứu thực trạng các quy định và hoạt động thực tiễn về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Đồng thời, đề tài cũng đã đánh giá được những tồn tại hạn chế, bất cập các quy định của pháp luật và hoạt động về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước; đề xuất các giải pháp kiểm soát quyền lực trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Ngoài ra, các nhóm giải pháp và kiến nghị trong đề tài có tính khả thi, đáng tin cậy, có giá trị ứng dụng cao.

Với những kết quả đó, hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt yêu cầu, đủ điều kiện để nghiệm thu chính thức.

Ban Chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa những nội dung theo ý kiến góp ý của các thành viên hội đồng.