Theo báo cáo tổng thuật đề tài, cơ chế quản lý cũng như thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập. Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý đối với DNNN còn chậm, nhiều vụ việc vi phạm phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực chậm được phát hiện. Đã xảy ra không ít vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong các DNNN gây thất thoát lớn về tiền, tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp, nhiều người có chức vụ cao bị xử lý hình sự, thậm chí bị kết án đến mức cao nhất. Những hạn chế, yếu kém nêu trên của DNNN do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ những bất cập trong cơ chế giám sát đối với DNNN.

Mặt khác, hoạt động giám sát của các chủ thể đối với DNNN trong thời gian qua cũng có nhiều những vướng mắc, bất cập như: Quan điểm về giám sát đối với DNNN còn chưa thống nhất; việc giám sát của cơ quan quyền lực đối với DNNN còn rất hạn chế, hầu như chưa có giám sát chuyên đề chuyên sâu về hoạt động của các DNNN trên cách lĩnh vực; vai trò giám sát của xã hội đối với DNNN chưa thực sự được chú trọng, quan tâm; mô hình kiểm soát nội bộ DNNN còn nhiều hạn chế, bất cập, cơ chế lạc hậu đòi hỏi phải nghiên cứu, đổi mới nâng cao hoạt động của DNNN; còn thiếu cơ sở chính trị - pháp lý về tiếp nhận, xử lý các kết quả, kiến nghị từ hoạt động giám sát đối với DNNN, chưa bảo đảm sự kết nối chặt chẽ giữa các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát…

Theo báo cáo tổng thuật đề tài, tại Chương 1, đề tài làm rõ, phân tích cơ sở lý luận về giám sát DNNN trong đó, đề cập đến địa vị pháp lý của DNNN trong các văn bản của Đảng, Chính phủ; mô hình DNNN, trong đó đề cập đến sự thay đổi DNNN qua các giai đoạn, đặc biệt là mô hình DNNN hiện nay.

Đề tài cũng phân tích làm rõ các thuật ngữ liên quan như thanh tra và giám sát; về mục đích giám sát DNNN: Nhằm sớm phát hiện những dấu hiệu, bất cập hay những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của DNNN, từ đó có những biện pháp kịp thời giúp cho các DNNN hoạt động đúng pháp luật và đạt được những mục tiêu trong sản xuất kinh doanh.

Việc thiết lập cơ chế giám sát DNNN hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; đảm bảo tính dân chủ trong đời sống xã hội.

Về đặc điểm của giám sát DNNN, Ban Chủ nhiệm đề tài cho rằng, bản chất của hoạt động giám sát và địa vị pháp lý của DNNN, hoạt động giám sát DNNN có các đặc điểm như: Giám sát DNNN có sự tham gia của nhiều chủ thể, phạm vi giám sát rộng, phương thức giám sát đa dạng, linh hoạt, kết quả hoạt động giám sát DNNN không dẫn đến hậu quả pháp lý trực tiếp.

Về chủ thể giám sát DNNN bao gồm cơ quan quyền lực Nhà nước; cơ quan chủ sở hữu DNNN; các thiết chế xã hội và công dân.

Nội dung giám sát là việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực; giám sát việc tuân thủ quyết định của chủ sở hữu…

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH 

Chương 2: Thực trạng giám sát DNNN ở Việt Nam cũng đã khái quát về tổ chức, hoạt động và việc chấp hành pháp luật của DNNN.

Ngoài ra, báo cáo tổng thuật cũng đã nêu rõ thực hiễn hoạt động giám sát DNNN của các chủ thể là cơ quan quyền lực Nhà nước đối với các DNNN, cơ quan chủ quản đối với DNNN; của xã hội đối với DNNN.

Tại Chương 3, Chủ nhiệm đề tài đã đưa ra các giải pháp về tăng cường giám sát DNNN trong thời gian tới như: Hoàn thiện pháp luật về thanh tra; hoàn thiện quy định của pháp luật về đầu tư, về quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào DN; hoàn thiện quy định về giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước đối với DNNN; hoàn thiện quy định về quyền, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong thực hiện quyền của chủ sở hữu; hoàn thiện quy định về giám sát của xã hội đối với DNNN;

Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong giám sát DNNN trong đó tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo và xử lý vi phạm trọng thực hiện giám sát đối với DNNN; nâng cao vai trò giám sát của cơ quan quyền lực đối với DNNN; đổi mới tổ chức, phương thức giám sát của cơ quan chủ sở hữu với DNNN bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường tính chuyên nghiệm trong hoạt động giám sát DNNN; huy động sự tham gia, phát huy vai trò của các thiết chế xã hội trong giám sát DNNN; tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý DNNN; xây dựng hệ thống giữ liệu đồng bộ trong quản lý và kiểm soát DNNN.

Cho ý kiến tại hội thảo, các đại biểu tham dự đều đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo tổng thuật đề tài. Báo cáo tổng thuật đầy đủ, nội dung phong phú, có nhiều thông tin phục vụ công tác giám sát sau này và nội dung phản ánh đúng giám sát DNNN thực tại; nội dung đề tài bám sát mục mục tiêu nghiên cứu, tính logic cao, kết quả nghiên cứu công phu nghiêm túc, các nội dung đảm bảo đúng nội dung thuyết minh đề tài.

Các đại biểu cho rằng, đề tài cần bổ sung thêm phần đánh giá thực trạng hiện nay của cơ quan thanh tra, kiểm toán, vì các cơ quan này có nội dung giám sát chưa đầy đủ, chưa có cơ chế cho các cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện giám sát từ xa.

Từ đó, đề tài nên bổ sung thêm tăng cường giám sát của các chủ thể là cơ quan thanh tra, kiểm toán, bổ sung giám sát như thế nào để không trùng với cơ quan thanh tra giám sát, phương thức như thế nào để không mất nhiều nhân lực giám sát…

Về kết đề tài, nên bổ sung thêm bài học kinh nghiệm giám sát của chính các DN tư nhân về công tác giám sát.

Phần khái niệm, cần bổ sung thêm khái niệm về chủ thể giám sát như: ai thực hiện, thực hiện như thế nào? Các chủ thể giám sát, nên thống nhất cách gọi các chủ thể.

Tại phần Chương 2, phần đánh giá chung nên chăng chỉ đánh giá thực trạng của giám sát. Còn phần đánh giá chung thì nên để ở phần tiểu kết Chương 1 để hợp lý hơn. Chương 3 nên ghép 2 giải pháp 4 và 5 thành một giải pháp.

Đề tài cũng nên bổ sung giải pháp đứng về phía đối tượng chịu sự giám sát chính là các DN…

Thái Hải