Danh mục có 45 chủ đề: An ninh quốc gia; bảo hiểm; bưu chính, viễn thông; bổ trợ tư pháp; cán bộ, công chức, viên chức; chính sách xã hội; công nghiệp; dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới; dân sự; dân tộc; đất đai; doanh nghiệp, hợp tác xã;...với các đề mục cụ thể và phân công cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển.

Trong đó, chủ đề an ninh quốc gia với các đề mục: An ninh quốc gia; bảo vệ bí mật nhà nước; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; biên giới quốc gia; biển Việt Nam; công an nhân dân; cơ yếu, an ninh mạng;... Các đề mục trên được giao cho Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện pháp điển.

Chủ đề chính sách xã hội với các đề mục: Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; người khuyết tật; phòng, chống mại dâm; ưu đãi người có công với cách mạng được giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện pháp điển.

Các đề mục: Đấu giá tài sản; công chứng; giám định tư pháp; luật sư; trợ giúp pháp lý; tư vấn pháp luật thuộc chủ đề bổ trợ tư pháp được giao cho Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện pháp điển;....

Quyết định nêu rõ, các đề mục hoàn thành trước ngày 31/12/2022 là: An ninh mạng; an toàn thông tin mạng; an toàn, vệ sinh lao động; cảnh sát cơ động; cảnh vệ; căn cước công dân; cựu chiến binh; đầu tư công; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiến trúc; một số hoạt động kinh doanh đặc thù; quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;...

Các đề mục khác thuộc Danh mục thực hiện theo Quyết định số 1267/QDĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển.

Các cơ quan có trách nhiệm thực hiện pháp điển theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan được phân công chủ trì thực hiện pháp điển theo đề mục để bảo đảm việc thực hiện pháp điển được thuận lợi, hiệu quả.

Kim Hồng