Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/06/2016 - 14:08
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ đề nghị Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Ngọc Minh cùng đồng bọn.
Sau khi TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử đối tượng Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh Sâm) cùng đồng phạm kết thúc ngày 1/6/2016, với mức án chỉ là 24 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản đã gây bức xúc trong dư luận.
Về việc này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ đề nghị Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Ngọc Minh cùng đồng bọn nêu trên để giải quyết tiếp vụ án theo trình tự tố tụng phúc thẩm đúng pháp luật, xử lý nghiêm tội phạm. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra quá trình điều tra vụ án, sớm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, kết thúc phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “sâm”) cùng đồng phạm, còn quá nhiều câu hỏi, tình tiết kỳ lạ, mặc dù bản án đã được tuyên lần lượt đối với các bị cáo.
Điều kì lại thứ nhất: Ngay sau khi kết thúc phiên xét xử, Minh “sâm” nở nụ cười tươi rói và bắt tay người thân, nhân viên… của mình trước khi lên xe ô tô riêng của mình rời khỏi tòa. Hành động này phải chăng để chúc mừng y, vì bản án dành cho ông trùm có số má ở đất Kinh Bắc, với 1 bản lý lịch bất hảo, cùng "chiến tích" đậm nét mang bản sắc của 1 ông “trùm xã hội đen” buôn gỗ. Chỉ khi Minh "sâm" bị bắt báo chí mới biết tới và đưa tin rằng ông ta là người sở hữu những kho gỗ quý lớn nhất Đông Nam Á, đi xế hộp siêu sang Maybach và luôn luôn có đàn em thuộc dạng máu mặt ở đất Bắc Ninh tháp tùng.
Hơn 10 năm lăn lộn trên thương trường, riêng thị trường gỗ ở Bắc Ninh gần như do Minh Sâm điều khiển toàn bộ. Với bản chất lưu manh, Minh “sâm” có nhiều chiêu khiến mọi người phải phục tùng mình, bởi Minh có rất nhiều đệ tử sẵn sàng động thủ trong bất kỳ trường hợp nào.
Nguyễn Ngọc Minh (SN 1960), hiện trú tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, là giám đốc Công ty TNHH Đại An.
Năm 1977, bị TAND huyện Tiên Sơn, Hà Bắc xử phạt hai năm về tội trộm cắp tài sản;
Năm 1978, bị TAND tỉnh Hà Bắc xử phạt ba năm sáu tháng tù về tội trộm cắp tài sản;
Năm 1983, bị TAND Tối cao tại Hà Nội xử phạt năm năm tù về tội cướp tài sản và ba năm tù về tội trộm cắp tài sản, tổng hợp hình phạt là tám năm tù.
Không chỉ thế, Minh “sâm” còn khoác trên mình một lý lịch bất hảo, khiến ai nhìn vào cũng phải dè chừng.
Điều kì lạ thứ 2: Số tiền cưỡng đoạt mà Minh “sâm” cùng đồng phạm chiếm đoạt cứ “thụt lùi” dần theo thời gian.
Được biết vụ án Minh “sâm” cùng đồng phạm từng gây chấn động lớn trong dư luận, với số bị hại lên tới hàng chục người. Theo cáo trạng truy tố, từ tháng 6/2012 đến 5/2014, Minh “sâm” cùng đồng bọn đã cưỡng đoạt hơn 184 triệu đồng của 12 bị hại.
Đó là cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Ninh, còn theo kết luận của cơ quan Công an số tiền này là hơn 459 triệu đồng.
Lý giải cho vấn đề này, tòa cho rằng căn cứ tài liệu, kết luận của CQĐT Bộ Công an là không thỏa đáng vì chỉ căn cứ vào phiếu thu tiền mà không lấy lời khai của người bị thu để xác định số tiền đó là tự nguyện hay bị đe dọa, điều này đã gây bất lợi cho các bị cáo....
Ngoài ra, trong giai đoạn xét xử, một số người có đơn không thừa nhận là bị hại vì tự nguyện nộp, thậm chí cho đó là để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.
Với những cơ sở trên, tòa cho rằng cáo trạng quy kết các bị cáo cưỡng đoạt hơn 184 triệu đồng cũng là không hợp lý, bởi cần trừ đi số tiền của những người tự nguyện, không thừa nhận bị ép nộp phí.
Theo đó, số tiền các bị cáo cưỡng đoạt chính thức là hơn 117 triệu đồng từ 9 bị hại (thay vì hơn 184 triệu của 12 bị hại trong cáo trạng). Riêng đối với bị cáo Hằng (con gái Minh “sâm”), việc quy kết Hằng đã giúp Minh cưỡng đoạt tài sản của 11 bị hại là bất lợi cho bị cáo, cần trừ đi ba bị hại đã rút đơn, do đó không thể áp dụng thêm điểm d mà chỉ áp dụng điểm a, Điều 135 BLHS.
Điểm kì lạ thứ 3: Số bị hại ít dần khi trùm Minh 'sâm' cùng đồng phạm hầu tòa.
Ở phiên xét xử ngày đầu tiên (1/6), khi kết thúc phần luận tội của đại diện VKSND tỉnh Bắc Ninh, ông Phạm Minh Tuyên, Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh, chủ tọa phiên tòa, cho biết có ba trong số 12 bị hại đã rút đơn vì cho rằng việc thu phí là hoàn toàn tự nguyện, không bị đe dọa.
Cũng trong phiên xét xử trùm Minh “sâm” cùng đồng phạm hầu hết các bị hại đều vắng mặt.
HĐXX cho rằng, sự vắng mặt này không ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án, đồng thời các tài liệu và chứng cứ cũng phù hợp với kết quả điều tra nên HĐXX vẫn tiến hành mở phiên tòa.
Điểm kì lạ thứ 4: Các bị hại có mặt ở tòa không chỉ đích danh ai trong số các bị cáo có mặt ở phiên tòa, “muốn được yên thân!?”.
Khi phiên tòa diễn ra (1/6), hầu hết các bị hại đều vắng mặt, đến ngày tuyên án (2/6), thì tất cả các bị hại đều không có mặt khi HĐXX tuyên án Minh “sâm” cùng các đồng phạm.
Ở phiên xét xử ngày thứ nhất (1/6). Tại tòa, một phụ nữ được xác định là bị hại trong vụ án có mặt, trả lời HĐXX, chị cho hay bản thân thấy việc bắt buộc nộp phí do công ty của Minh "sâm" đưa ra là phù hợp nên tự nguyện tuân theo, không bị ép buộc. Còn quy định có đúng hay không là do cơ quan pháp luật.
Một người khác là lái xe ba gác từng bị xịt hơi cay vào mặt cũng có mặt tại tòa. Vị này nói rằng "chẳng biết ai xịt hơi cay vào mặt và cũng không nghi ngờ cho ai".
Điểm kì lạ thứ 5: Hầu hết các bị cáo đều không có bất kì tranh luận nào trước HĐXX, trước những cáo buộc của VKS.
Trong suốt gần 2 ngày xét xử, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi của mình đúng với những gì cáo trạng VKS truy tố, không có bất kì tranh luận nào diễn ra. Tất cả đều bằng lòng với tội trạng của mình, và bình tĩnh đón nhận với hình phạt mà tòa dành cho mình.
Tại tòa, khi phần xét hỏi dành cho Minh “sâm” y thừa nhận hành vi tự ý thu phí của các chủ xe gỗ. Và bao biện, bị cáo hiểu biết pháp luật kém nên mới vi phạm.
Khi kết thúc phần xét hỏi với Minh “sâm”, HĐXX chuyển qua các bị cáo còn lại trong vụ án. Đứng trước vành móng ngựa, các bị cáo này đều “đồng quan điểm” với ông chủ của mình là do thiếu hiểu biết pháp luật nên mới vi phạm và đồng loạt chấp nhận tội của mình theo cáo trạng quy kết và không có bất kì tranh luận nào.
Chính vì điều này mà theo lịch xét xử của TAND tỉnh Bắc Ninh đưa ra trước đó (dự kiến trong vòng 3 ngày từ 1 đến 4/5/2016). Tuy nhiên, vụ án tưởng chừng như chấn động đất Kinh Bắc, chỉ gói gọn trong vòng 1 ngày xét hỏi, rồi đi đến nghị án và tuyên án trong vòng hơn 1 tiếng trong nửa ngày đầu hôm thứ 2.
Điểm kì lạ thứ 6: Chủ tọa phiên tòa bận hay ngại báo chí?!
Nhận thấy những điểm kì lạ trong phiên xét xử, phóng viên đặt câu hỏi cho Chủ tọa phiên tòa trong phiên xét xử Minh “sâm” và đồng phạm - ông Phạm Minh Tuyên, Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh.
Khi kết thúc phiên tòa, PV lên gặp ông Tuyên thì ông chỉ đưa ra một câu trả lời: "Tôi rất bận"..
Kết thúc phiên xét xử đối với ông trùm Minh “sâm” và đồng phạm, rất nhiều PV khi dự phiên tòa đều có chung nhận định, phiên tòa này còn nhiều điểm quá kỳ lạ.
Một người thấy lạ thì không có gì là lạ. Nhưng nhiều người thấy lạ thì đó đúng là... điều kỳ lạ!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.
Trần Lê
20:21 11/12/2024(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024Trung Hà
15:34 11/12/2024Văn Thanh
14:45 11/12/2024Trần Quý
13:02 11/12/2024Thùy Dương
08:00 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên