Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/06/2013 - 15:19
(Thanh tra) - Hiểu, vận dụng đúng quyền và nghĩa vụ của nhà báo. Chỉ vì phóng viên nộp tin, bài không có ảnh đi kèm, sát giờ xuất bản mà tìm mãi không có ảnh nên Tòa soạn đành phải chữa cháy bằng cách lấy một tấm ảnh “lấp vào chỗ trống” và chú thích theo nội dung bài viết.
Báo đăng, tờ báo bị khiếu nại và dọa kiện ra tòa chỉ vì tấm ảnh kia có liên quan đến một doanh nghiệp nước ngoài. Khi bị khiếu nại, Ban Biên tập kiểm tra lại thì mới giật mình về sự cố này và phải thừa nhận việc khiếu nại của doanh nghiệp là có cơ sở. Cuối cùng, sự việc cũng được giải quyết ổn thỏa khi Ban Biên tập báo đăng cải chính và xin lỗi; phía doanh nghiệp rút đơn khiếu nại. Một giải pháp hài hòa cho hai phía nhưng cũng mất nhiều công sức và thời gian của cả hai bên.
Vậy làm cách nào để tránh gặp những rủi ro, phiền phức như trường hợp vừa nêu? Điều không thể thiếu là các Tòa soạn cần trang bị kiến thức pháp luật cơ bản cho đội ngũ những người làm báo để tránh rủi ro khi tác nghiệp.
Phóng viên khi tác nghiệp, không gì tốt hơn là nắm rõ mình có được những quyền gì pháp luật cho phép, phải có nghĩa vụ gì cần tuân thủ. Một trong những quy định pháp luật mà mỗi phóng viên khi bước vào nghề bắt buộc phải tìm hiểu là Luật Báo chí, các văn bản hướng dẫn thi hành, và Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành.
Pháp luật về báo chí hiện nay không phải quá nhiều và phức tạp như một số lĩnh vực khác. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo về cơ bản được quy định tại Luật Báo chí năm 1989 và được sửa đổi bổ sung nãm 1999, Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 và Nghị định 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ. Với những quy định tương đối ngắn gọn về quyền và nghĩa vụ của người làm báo.
Đơn cử một trường hợp phóng viên tác nghiệp ở các phiên tòa. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 51, phóng viên có quyền tác nghiệp trong các phiên xử công khai nhưng phải xuất trình thẻ nhà báo, hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Thế nhưng, nhiều phóng viên khi tham dự phiên tòa vô tư tác nghiệp mà không thông báo cho tòa. Nhiều trường hợp phóng viên bị chủ tọa mời ra ngoài và không cho tác nghiệp chỉ vì sơ suất này.
Ở tòa, phóng viên mất quyền tác nghiệp còn có cơ hội sửa sai, nhưng nếu tác nghiệp ở những hiện trường phức tạp, phóng viên không xuất trình thẻ nhà báo hoặc giấy tờ chứng minh là phóng viên thì nguy cơ gặp phiền phức với cơ quan bảo vệ pháp luật.
Một vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phóng viên cũng cần được các Tòa soạn lưu ý là “nhập vai” khi thực hiện các thể tài phóng sự, điều tra. Câu chuyện này thời gian qua đã được nhắc đến nhưng chưa tìm được tiếng nói chung giữa những người làm báo với các nhà làm luật, làm công tác xét xử. Pháp luật báo chí hiện hành chưa có chế định miễn trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) cho người làm báo trong những trường hợp “nhập vai” dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Trong lúc chờ các nhà làm luật bàn thảo, phóng viên cần phải tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Để bảo vệ cho phóng viên và cũng chính là bảo vệ cho chính cơ quan mình, khi triển khai những đề tài liên quan đến thể tài phóng sự, điều tra, Ban biên tập cần hết sức lưu ý đến cách thức tác nghiệp, các công đoạn thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho đề tài.
Khi yêu cầu phóng viên thực hiện một hoạt động tác nghiệp cụ thể nào đó, Ban Biên tập cần đánh giá, đưa ra các dự liệu rằng hoạt động tác nghiệp đó có phù hợp với quy định pháp luật hay không, nếu cần phải “nhập vai” thì mức độ nhập vai đến đâu là vừa, giới hạn pháp luật cho phép của việc nhập vai đến đâu.
Vụ án nguyên phóng viên Nguyễn Văn Khương của báo Tuổi Trẻ là một bài học cho tất cả những người làm báo. Dù có quan điểm cho rằng, ông Khương đưa tiền là để tìm bằng chứng phản ánh tiêu cực nhưng về mặt pháp luật, hành vi đó đã đủ dấu hiệu của tội danh đưa hối lộ theo điều 289 BLHS (trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 điều này, người đưa hối lộ mới có thể được xem xét không có tội hoặc miễn TNHS)... Có thể trong quá trình xét xử, tòa án xem xét đến động cơ mục đích của việc đưa hối lộ để làm tình tiết giảm nhẹ TNHS. Ở đây có vấn đề về quan điểm pháp luật mà những người làm báo hết sức lưu ý: Nhà báo trước hết phải là một công dân, phải chấp hành pháp luật như mọi công dân khác, không có vùng cấm và không phải là điều kiện loại trừ TNHS.
Nói rộng ra, khi “nhập vai”, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phóng viên cũng chỉ được quan sát, ghi nhận, không được trực tiếp thực hiện các hành vi mà pháp luật quy định là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
LS. Nguyễn Văn Đức
Giám đốc Công ty Luật Kinh Luân
(Còn tiếp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai nhân sự Nguyễn Quốc Huy có bằng tốt nghiệp đại học do Trường Đại học Xây dựng cấp. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, đã phát hiện ông Nguyễn Quốc Huy không có tên trong hồ sơ gốc cấp bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Xây dựng.
Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
15:58 13/12/2024Trần Quý
15:47 13/12/2024PV
15:40 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình