Ông Phan Đình Thịnh, Trưởng phòng Khoa học Công nghê%3ḅ (Sở NN&PTNN) cho biết, năm 2015, diện tích cây trồng toàn tỉnh bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp lên đến trên 700 tỷ đồng. Vụ Đông Xuân 2015 - 2016, tổng diện tích phải dừng sản xuất 5.775ha/26.230ha theo kế hoạch (chiếm 22%), thiệt hại 28,875 tỷ đồng. Dự kiến diện tích phải dừng sản xuất do thiếu nước tưới vụ Hè Thu năm 2016 là 9.632ha; ước thiệt hại 48,16 tỷ đồng.

Tổng đàn gia súc (trâu, bò, dê, cừu) hiện toàn tỉnh có 273.518 con; khu vực chăn nuôi chủ yếu ở vùng núi, vùng cao, đều nằm trong vùng khô hạn, dự kiến đến cuối tháng 6/2016 sẽ có nhiều khu vực gia súc thiếu thức ăn, nước uống do hạn. Số gia súc chết do hạn hán từ đầu năm 2016 đến nay là 3.220 con, thiệt hại khoảng 4,438 tỷ đồng. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, chính quyền địa phương khuyến cáo, vận động nhân dân di chuyển 8.366 con gia súc từ nơi thiếu nguồn thức ăn, nước uống đến các nơi có nguồn thức ăn, nước uống nhằm giảm thiệt hại trong chăn nuôi.

 

Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai, tính đến ngày 17/4/2016, khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu thiệt hại 5.572 tỷ đồng. Tại 3 khu vực này có 338.849 hộ thiếu nước sinh hoạt, gần 260.000ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; hơn 160.000ha cây công nghiệp, ăn trái mất trắng, diện tích nuôi trồng thủy sản thất thu hơn 4.500ha. Hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm bị chết.
Năm 2015, Ninh Thuâ%3ḅn được Trung ương phân bổ cho 172 tỷ đồng để chống hạn, UBND tỉnh đã phân bổ kịp thời để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

 

Năm 2016, tỉnh Ninh Thuâ%3ḅn tiếp tục được Trung ương phân bổ 47,4 tỷ đồng, UBND tỉnh đã phân bổ hết cho các ngành, địa phương triển khai các nội dung, hạng mục cấp bách ứng phó với hạn hán. Kinh phí phân bổ tập trung ưu tiên cho đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; hỗ trợ nước sinh hoạt, đào ao, khoan giếng; hỗ trợ tiền điện, tiền dầu để bơm nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Ông Nguyễn Luyến, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải cho biết, nhà ông nuôi một đàn hơn 30 con, giờ còn có 20 con. Hiê%3ḅn đàn cừu đang ốm yếu vì thiếu thức ăn, nước uống. "Nếu không có mưa, không có nguồn nước thì chắc đàn cừu nhà tôi sẽ chết dần, chết mòn trong nay mai", ông Luyến nói.

 

Đồng ruô%3ḅng nứt nẻ, bỏ hoang. Ảnh: TQ

 

Ông Phạm Văn Hường, Giám đốc Cty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận cho biết, theo quy hoạch, tổng nhu cầu dùng nước của toàn tỉnh là 1.061 triệu m³/năm, nhưng mới chỉ có 20 hồ chứa, với tổng dung tích là 192,21 triệu m3 nước. Hiê%3ḅn, mực nước các hồ chứa đều đến ngưỡng "mực nước chết".

Theo ông Hường, tính đến ngày 2/6, tổng lượng nước dự trữ trong các hồ, đâ%3ḅp chỉ còn 27 triê%3ḅu m3. Với số nước ít ỏi còn lại này, UBND tỉnh Ninh Thuâ%3ḅn chỉ đạo các cấp, ngành, trước hết ưu tiên nước cho sinh hoạt; chăn nuôi gia súc; tưới cây lâu năm và sản xuất nông nghiê%3ḅp thuô%3ḅc dạng ưu tiên đứng hàng thứ tư.

Ông Nguyễn Long Biên, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuâ%3ḅn cho biết, để ứng phó với hạn hán xảy ra ngày càng gay gắt, tỉnh Ninh Thuâ%3ḅn đã chủ động làm việc với Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim duy trì mức xả nước từ Nhà máy Thủy điện Đa Nhim theo từng thời kỳ, thời điểm, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Thường xuyên rà soát, theo dõi để hỗ trợ tổ chức chuyển đổi cơ cấu sản xuất, trợ cấp gạo cứu đói kịp thời cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Khẩn trương thực hiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt để đưa vào khai thác, sử dụng; vận động nhân dân đào ao, khoan giếng để bổ sung nguồn nước sinh hoạt, khuyến cáo nhân dân thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước...

 Trần Quý