Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (PVTM), Bộ Công Thương Lê Triệu Dũng cho biết, PVTM là công cụ rất quan trọng có từ rất sớm, xuất hiện từ cách đây hàng trăm năm, đặc biệt với các nước có nền kinh tế phát triển như Canada, Hoa Kỳ…

Trong quá trình mở cửa, hội nhập đặc biệt là quá trình tự do hóa của Tổ chức Thương mại Thế giới, và tham gia Hiệp định Tự do thương mại (FTA) thì Tổ chức Thương mại Thế giới và các thành viên đều tổ chức công cụ PVTM, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. 

Tại Việt Nam, nhờ tác động của quá trình hội nhập nên kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng. Cụ thể năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 30 tỷ USD. Đến năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 100 tỷ xuất nhập khẩu. Với tốc độ phát triển này, dự năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến trên 600 tỷ USD. Đây có thể là lý do chính khiến các biện PVTM đối với các mặt hàng xuất khẩu gia tăng nhanh chóng. 

Trong bối cảnh gần đây xuất hiện một xu thế lớn, cùng quá trình hội nhập thì tính cạnh tranh, bảo hộ gia tăng nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là bối cảnh dịch Covid-19, các nước tập trung tăng cường hỗ trợ một số ngành sản xuất trong nước. 

Đặc biệt, đảm bảo chuỗi cung ứng trong mặt hàng chiến lược, đây là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo chuỗi cung ứng, cũng như bảo vệ xuất nhập khẩu bền vững của mình. Nhiều nước hiện nay đã gia tăng các biện pháp PVTM đối với các mặt hàng chiến lược như sắt thép, phân bón. Các biện pháp phòng vệ có thể đảm bảo sản xuất, ít nhất là một phần mặt hàng chiến lược trong nước. Từ đó, các ngành sản xuất trong nước có khả năng chống chọi tốt hơn rất nhiều trước diễn biến nhanh trên thị trường quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã ứng phó tổng cộng là 208 vụ việc PVTM của nước ngoài đối với các mặt hàng sản xuất của nước ta. Nhiều nhất trong số này là mặt hàng sắt thép và mặt hàng thế mạnh khác như thủy sản, dệt may, gỗ… Cục PVTM đã phối hợp ứng phó kịp thời, hiệu quả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, giữ những thị trường xuất khẩu quan trọng. Việt Nam cũng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp PVTM. 

Cụ thể, đã điều tra, áp dụng 23 biện pháp PVTM đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều mặt hàng như sắt thép, đường, sợi, phân bón… Các biện pháp đã tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần phát triển các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là với các ngành cơ bản.

Tại tọa đàm, ông Dũng cũng khuyến cáo các doanh nghiệp các ngành sản xuất xuất khẩu kể cả các ngành cạnh tranh thực tế trong nước, cạnh tranh hàng nhập khẩu chúng ta cần coi công cụ, biện pháp bảo vệ thương mại yếu tố tất yếu trong môi trường kinh doanh, các môi trường xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu lớn. Xu thế này còn gia tăng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Trong thời gian tới, Cục PVTM cũng sẽ tiếp tục với lực lượng liên quan để triển khai ứng phó có hiệu quả công tác bảo vệ thương mại. Và tiếp tục góp phần thực hiện nhiệm vụ về đảm bảo tăng trưởng xuất nhập khẩu.

Còn theo ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thép Đông Nam Á, khoảng 10 năm trước thị trường ASEAN là thị trường chủ yếu, đến bây giờ thị trường này vẫn chiếm 1/3 tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam. Với vai trò chủ tịch nhiệm kỳ này, ông đã chủ động đề xuất với Hiệp hội Thép Đông Nam Á và hiêp hội thép của các nước trong khu vực Đông Nam Á về các giải giải pháp giải quyết vấn đề PVTM trong nội khối.

Ông Đa cũng chia sẻ, một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro đối mặt với các vụ kiện PVTM, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường, cần phát triển các chuỗi giá trị, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu. 

Đồng thời, đề xuất đưa các nội dung giải quyết tranh chấp thương mại trong nội khối là chương trình nghị sự ưu tiên. Việt Nam tiến tới ưu tiên giải pháp đối thoại, hòa giải và tham vấn lẫn nhau.

Cũng theo ông Đa, để có được cái giải pháp lâu dài cần nỗ lực nhiều hơn nữa, đòi hỏi quyết tâm của các hHiệp hội, các nhà sản xuất thép trong nước. Bộ Công Thương cần kiến nghị đưa vấn đề về hợp tác, tranh chấp thương mại của các nước ASEAN lên chương trình nghị sự.

Chia sẻ về vụ việc điều tra PVTM với phân bón nhập khẩu sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường phân bón và người nông dân làm nông nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Xuân Sinh cho biết, điều tra phân bón nhập khẩu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân sản xuất nông nghiệp. Cục Hoá chất đã xác định phân bón là nguyên liệu quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong chuỗi trồng trọt ngành Nông nghiệp.

Người nông dân là đối tượng yếu thế rất nhiều bởi chịu tác động của nhiều yếu tố như thời tiết, giá cả, nguồn nguyên vật liệu nên việc điều tra phân bón sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nông dân. 

Việc áp dụng thuế PVTM đối với phân bón MP và MAP được thực hiện rất bài bản, đúng quy trình. Trong đó đã có đánh giá về tác động của nhiều yếu tố khi bàn hành các loại thuế này.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, sản lượng tiêu thụ nội địa 2 loại phân bón này tăng lên trong nhiều năm, còn sản lượng nhập khẩu giảm dần. Như vậy, việc ban hành đã góp phần nào đó trong việc điều chỉnh cán cân thương mại về nhập khẩu trong mặt hàng phân bón. "Cụ thể, năm 2010 giá trị nhập khẩu khoảng 350 triệu USD, đến năm 2020 chỉ còn 196 triệu USD", ông Sinh cho biết.
Lê Phương