Nhiệm kỳ 2015-2020, bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, có nhiều thuận lợi khó khăn đan xen, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được kết quả nổi bật về phát triển kinh tế.

Nhiều chỉ tiêu có bước tăng trưởng ấn tượng

Giai đoạn 2015-2020, kinh tế tỉnh Điện Biên tiếp tục tăng trưởng và phát triển; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016- 2020 ước đạt 6,83%/năm; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước đạt 20.056 tỷ đồng, tăng 1,78 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 38,25 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.732,2 USD/người/năm), đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 23,96% (năm 2015) xuống 18,22% (năm 2020), công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,74% (năm 2015) lên 22,65% (năm 2020), dịch vụ tăng từ 51,71% (năm 2015) lên 54,19% (năm 2020).

Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 ước đạt 55.257 tỷ đồng; trong đó, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.794,01 tỷ đồng, dự ước năm 2020 đạt 1.249,94 tỷ đồng, tăng gấp 1,44 lần so với năm 2015, vượt 4,16% so với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra. Tổng chi ngân sách nhà nước 05 năm ước đạt 54.998 tỷ đồng (đạt 108%); tốc độ tăng chi bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 8%/năm; cơ cấu chi trong cân đối thay đổi tích cực. 

leftcenterrightdel
 Cây mắc ca đang trở thành cây công nghiệp thế mạnh của tỉnh Điện Biên (ảnh - internet)

Ngành nông nghiệp được tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII đã lãnh đạo, chỉ đạo ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và được tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích cây lương thực và các loại cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, xây dựng một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Kết quả dự ước tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt 270,52 nghìn tấn, vượt 4,05% mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của tỉnh đề ra.

Toàn tỉnh đã hình thành và cấp xác nhận 17 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, gồm: 03 chuỗi gạo; 04 chuỗi rau, củ, quả tươi; 02 chuỗi rứa; 02 chuỗi cà phê; 02 chuỗi chè; 01 chuỗi bánh khẩu xén, quả óc chó; 02 chuỗi thịt trâu, bò, lợn khô; 01 chuỗi cá hồi, cá tầm..;

Tỉnh đã thu hút được 23 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp với tổng số vốn là 6.598 tỷ đồng, trong đó có một số dự án lớn: Dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé, tổng vốn đầu tư 2.242 tỷ đồng; Dự án trồng mắc ca kết hợp với trồng rừng, dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên, tổng vốn đầu tư 1.465 tỷ đồng; Dự án trồng cây mắc ca tại xã Thanh An, Thanh Xương, huyện Điện Biên, tổng vốn đầu tư 127 tỷ đồng; Dự án trồng rừng sản xuất và xây dựng hồ chứa nước tại xã Si Pa Phìn và Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tổng vốn đầu tư 552 tỷ đồng…

Tiếp tục duy trì, khai thác vùng có lợi thế trồng cây công nghiệp dài ngày với diện tích 5.131ha cây cao su, 3.783,4ha cây cà phê và 597ha cây chè, qua đó đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững.

Về chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục được duy trì, đàn gia súc tăng bình quân 1,05%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng cả về diện tích và sản lượng. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 ước đạt 42,5%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện khá toàn diện, đi vào thực chất và chiều sâu, đạt nhiều kết quả. Từ năm 2016 đến năm 2020 đã huy động, bố trí lồng ghép các nguồn vốn được 9.310 tỷ đồng để thực hiện; trong phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, cách làm hay; dự ước đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 37 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (vượt mục tiêu Nghị quyết), thị xã Mường Lay đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; số tiêu chí bình quân đạt 11,2 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 05 tiêu chí...

leftcenterrightdel
 Phát triển thủy điện cũng là một thế mạnh của tỉnh (công trình thủy điện  Nậm Mức) 

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, tập trung chủ yếu vào các ngành có tiềm năng, thế mạnh

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) toàn tỉnh giai đoạn 2016- 2020 ước đạt 13.002,2 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 7,79%/năm. Trong đó, năm 2020 ước đạt 3.250 tỷ đồng, tăng 1,43 lần so với năm 2015; tập trung chủ yếu vào các ngành có tiềm năng, lợi thế như: thủy điện, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản: Giai đoạn 2016-2020, 7 dự án thủy điện với tổng công suất  lắp máy 108,7MW được đưa vào vận hành khai thác; nâng số nhà máy thủy điện đang vâ%3ḅn hành khai thác toàn tỉnh thành 11,với tổng công suất lắp máy 137,3MW. Hiện có 29 điểm mỏ khai thác khoáng sản.

Tiếp tục duy trì, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (dệt, may trang phục thổ cẩm, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ...); đến nay, trên địa bàn tỉnh có 07 làng nghề, trên 2.600 cơ sở kinh tế cá thể và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.

Thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục đà phát triển

Thương mại phát triển khá, thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, đầu tư hạ tầng thương mại… Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 ước đạt 55.892,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12,79%/năm.

Hoạt động du lịch phát triển nhanh, năm 2020 số lượt khách du lịch ước đạt 910 ngàn lượt, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.500 tỷ đồng (đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII).

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 ước đạt 353,46 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 21,13%/năm; trong đó tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 là 102 triệu USD (vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII).

Dịch vụ bưu chính, viễn thông tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm. Hoạt động vận tải tăng trưởng bình quân đạt 10,5%/năm. Hoạt động tín dụng, ngân hàng ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến hết năm 2020, huy động vốn trên địa bàn ước đạt 11.870 tỷ đồng, tăng 1,72 lần so với năm 2015; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 19.012 tỷ đồng, tăng gần 1,71 lần so với năm 2015.

leftcenterrightdel
 Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là điểm dừng chân của bất kỳ du khách nào đến với Tp. Điện Biên Phủ (ảnh - internet)

Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển

Tỉnh đã triển khai quyết liệt các đề án, kế hoạch, chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ doanh nghiệp; qua đó đã nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 xếp 44/63, tăng 9 bậc so với năm 2015.

Tổng mức đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 50.276,99 tỷ đồng, nhịp độ tăng bình quân đạt 13,1%/năm, trong đó: Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là 24.957,72 tỷ đồng, chiếm 49,6%; vốn khu vực ngoài nhà nước là 25.255,67 tỷ đồng, chiếm 50,23%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 70 tỷ đồng; tỷ trọng vốn đầu tư công giảm dần qua các năm; tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng cao.

Giai đoạn 2016-2020, đã phê duyệt chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 83 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 12,5 nghìn tỷ đồng, tăng 41 dự án và hơn 4.800 tỷ đồng so với giai đoạn 2011-2015.

leftcenterrightdel
 Cảng hàng không Điện Biên hiện đang được đầu tư nâng cấp, hứa hẹn nhiều thời cơ phát triển kinh tế cho tỉnh  (ảnh - internet)

Quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường

Nhiệm kỳ 2015-2020, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên được tăng cường; tỉnh đã xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động cấp phép, khai thác khoáng sản, hành vi gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường... Quản lý và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, giao rừng; khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất, cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất được phát huy tạo nguồn lực nhất định cho đầu tư phát triển...

Tỉnh đã thực hiện giao đất được 190 tổ chức, diện tích 2.259 ha; phê duyệt phê duyệt 30 báo cáo đánh giá tác động môi trường; cải tạo xử lý triệt để 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước hợp vệ sinh 99,6%; tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom và xử lý 100%; thu gom chất thải rắn ở đô thị 82%...

Những thành quả về phát triển kinh tế giai đoạn 2015-2020 sẽ tạo tiền đề tốt để tỉnh Điện Biên phất đấu trở thành tỉnh có kinh tế phát triển khá trong khu vực trong nhiệm kỳ 2020-2025./.

Trần Kiên