Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 04/06/2011 - 20:28
Về các phương án thoái vốn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tại VinaPhone, MobiFone, nhiều chuyên gia cho rằng, cổ phần hóa là tối ưu, việc sáp nhập có thể dẫn đến tình trạng độc quyền.
Không sáp nhập hai đại gia VinaPhone và MobiFone người tiêu dùng sẽ hưởng lợi. Ảnh: Xuân Phú.
Không nên sáp nhập
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Sơn, Giám đốc Cty Viễn thông Viettel, cho rằng, nhiều khả năng chính MobiFone muốn cổ phần hóa, khi đó MobiFone sẽ trở thành một doanh nghiệp viễn thông mạnh và thị trường vẫn theo thế chân vạc.
Việc cổ phần hóa sẽ giúp MobiFone chủ động hơn khi đưa ra các quyết sách kinh doanh của mình. “Nói chung, khi thị trường đã thành thế chân vạc thì không nên sáp nhập Vinaphone và MobiFone. Khi đó sẽ chỉ còn cuộc chiến giữa VNPT và Viettel, không còn yếu tố tác động đến giá cả thị trường dịch vụ viễn thông”, ông Sơn nói.
Một chuyên gia trong ngành viễn thông cho rằng, trong trường hợp VNPT giữ Vinaphone còn MobiFone là một thực thể độc lập thì với cơ chế hiện nay dù theo cơ cấu nào các doanh nghiệp vẫn thuộc nhà nước quản lý.
“Điều đau đầu với VNPT là nếu mất MobiFone thì các doanh nghiệp khác dễ dàng mua được VNPT nếu tập đoàn này tiến hành cổ phần hóa. Nếu chiến lược của VNPT tốt thì đúng ra từ năm 2005 phải sáp nhập sớm hai mạng lại vì đây là xu thế tất yếu chứ không nên để hai mạng tách rời nhau. Việc để hai mạng tách rời như hiện nay nhưng lại có các chương trình cho gọi nội mạng miễn phí, xét về góc độ luật cạnh tranh, là không công bằng”, vị chuyên gia này nhận định.
Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT-TT), ông Phạm Hồng Hải cho biết, theo đúng quy trình, Bộ sẽ chủ trì xây dựng và báo cáo về kế hoạch thoái vốn của VNPT lên Chính phủ. Thủ tướng sẽ có quyết định cuối cùng trên cơ sở các ý kiến đề xuất. Theo ông Hải, việc thoái vốn hay sáp nhập là rất phức tạp, cần có nhiều thời gian.
Nếu VinaPhone và MobiFone sáp nhập, tình trạng độc quyền viễn thông di động có thể xuất hiện. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Cổ phần hóa là tốt nhất?
Theo TS Nguyễn Quang A, VNPT có 3 cách để gỡ bài toán của mình:
1.Bán 80% vốn tại một trong hai công ty trên cho các nhà đầu tư khác qua hình thức cổ phần hoá;
2.Bán 80% vốn của một trong hai công ty đó cho Tổng Cty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); 3.Sáp nhập hai công ty thành một. Tuy nhiên, việc sáp nhập sẽ tăng cường sức mạnh độc quyền vì khi đó VNPT sẽ nắm quyền chi phối thị trường.
Theo ông Quang A, cổ phần hóa là phương án tốt nhất, nhưng có lẽ khó khả thi do bán 80% vốn của một trong hai công ty trên là việc không đơn giản.
Theo phương án 2, Chính phủ quyết định biến một trong hai công ty trên của VNPT thành một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên với cơ cấu VNPT sở hữu 20% và SCIC sở hữu 80% cũng chưa phải là giải pháp thực sự tốt nhất. Tuy nhiên, việc này có thể là một bước đệm để tiến tới cách thứ nhất và giúp Nhà nước có thêm thời gian để bán 80% của công ty đó. Nó cũng cho phép các nhà đầu tư tư nhân có một đầu mối để mua cổ phần, đó là SCIC.
Một số chuyên gia viễn thông cho rằng, phương án bán vốn tại MobiFone chỉ còn lại 20% cổ phần là hướng đi mà VNPT ít muốn thực hiện nhất. Điều này thể hiện rất rõ qua các số liệu kinh doanh của tập đoàn và mức độ đóng góp nghĩa vụ hằng năm của MobiFone với tập đoàn.
Theo nhiều chuyên gia, một phương án có thể được lựa chọn là VNPT sẽ nhập 2 mạng làm một, vẫn giữ 2 thương hiệu Mobifone và Vinaphone. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ dẫn đến tình trạng tái độc quyền trên thị trường viễn thông di động và việc hợp nhất này cũng không dễ thực hiện trong thời gian ngắn.
Về lâu dài, việc sáp nhập này cũng mang lại những ảnh hưởng xấu như: Sẽ gặp khó khi tham gia thi tuyển hoặc đấu giá tài nguyên tần số do chỉ được tính là một pháp nhân...
(Theo TPO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình