Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam và Băng-la-đét ký kết Bản ghi nhớ về thương mại gạo

Thứ hai, 18/04/2011 - 22:44

(Thanh tra) - Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Quản lý Lương thực và Thiên tai Băng-la-đét Muhammad Abdur Razzaque đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Băng-la-đét về thương mại gạo.

Gạo chiếm 46% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Băng-la-đét trong năm 2010

Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thương mại gạo sẽ đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược về cung cấp lương thực giữa Việt Nam và Băng-la-đét. Qua đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những nước cung cấp gạo hàng đầu, nâng cao vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực khu vực và quốc tế.

Băng-la-đét là thị trường lớn trong khu vực các nước Nam Á với dân số 165 triệu người. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Băng-la-đét đang phát triển theo chiều hướng tốt. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2010 đạt 288 triệu USD, tăng 250% so với năm 2009. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Băng-la-đét đạt 253,27 triệu USD năm 2010, tăng 325,3% so với năm 2009. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm gạo, sắt thép, sợi, vải, máy móc thiết bị phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, điện thoại di động,... Trong đó, gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 46% trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Băng-la-đét, sắt thép các loại đạt 28 triệu USD, sợi 18 triệu USD, vải 17 triệu USD, máy móc thiết bị10,5 triệu USD, xi măng,…

Mặc dù Băng-la-đét là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 trên thế giới với sản lượng hơn 30 triệu tấn/năm, tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy xảy ra thường xuyên dẫn đến sản xuất gạo trong nước không đủ cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bớt phụ thuộc nông nghiệp và tình trạng mất mùa đã dẫn đến sản lượng lương thực không đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước.

Băng-la-đét nhập khẩu bổ sung khoảng 2-3 triệu tấn lương thực trong năm 2009. Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu gạo đồ và mới đây là gạo trắng là ổn định và có xu hướng ngày càng tăng trong những năm tới (nhằm tăng lượng dự trữ lên 3 triệu tấn vào năm 2020). Phía Băng-la-đét cho thấy sự quan tâm lớn đến gạo Việt Nam để phần nào thay thế nguồn gạo đồ bị hạn chế nguồn cung và giá cao, hơn nữa Việt Nam cũng có lợi thế cạnh tranh về giá cả và khoảng cách địa lý...

Thị trường và người tiêu dùng Băng-la-đét hài lòng với chất lượng gạo của Việt Nam, cách thức chế biến gạo trắng đơn giản và cho mùi vị tương đối phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của nhân dân. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo sang Băng-la-đét tăng trưởng đột biến, đạt gần 120 triệu USD với số lượng hơn hơn 350.000 tấn các chủng loại gạo. Trong thời gian tới, Việt Nam cũng sẽ tăng cường mở rộng sản xuất gạo đồ để đảm bảo cung cấp cho nhu cầu lớn của thị trường Băng-la-đét.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm