Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao M&A tăng mạnh?

Chủ nhật, 23/10/2011 - 10:48

(Thanh tra) - Tính đến tháng 9/2011, tổng giá trị của 63 thương vụ M&A (Mergers and Acquisitions - mua bán, sáp nhập doanh nghiệp) đã hoàn thành đạt 2,67 tỷ USD, cao gấp 1,5 lần so với cả năm 2010. Theo giới chuyên gia, nguyên nhân bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế tài chính, và đây là cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược thực hiện thâm nhập thị trường Việt Nam.

C.P Việt Nam đã bán 70,82% cổ phần C.P. Pokphand (CPP) của Trung Quốc

Những thương vụ điển hình
Theo thống kê của các chuyên gia StopPlux, thương vụ thành công lớn nhất có giá trị lên đến 609 triệu USD liên quan đến ngành Sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc. Đó là thương vụ Công ty C.P Pokphand (CPP) của Trung Quốc mua lại 70,82% cổ phần của Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam từ Công ty Charoen Pokphand Group Thái Lan. Tuy nhiên, thương vụ này chủ yếu liên quan đến các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, nên số tiền này không trực tiếp sử dụng cho doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam mà được chuyển về bên bán tại Thái Lan.

Thương vụ lớn thứ hai là Tập đoàn viễn thông VinpelCom của Nga chi 196 triệu USD để gia tăng tỷ lệ trong liên doanh Gtel-Mobile từ 40% lên 49%. Gtel-Mobile thành lập năm 2004 hiện đang điều hành mạng di động Beeline, mạng thứ bảy tại Việt Nam. Theo dự kiến, VinpelCom sẽ đầu tư thêm 304 triệu USD để tăng tỷ lệ sở hữu lên 65% vào năm 2013.

Tiếp đến là việc Tanlax, nhà bảo hiểm thứ 3 tại Đức và 11 nước tại châu Âu chi 93 triệu USD để sở hữu 25% cổ phần của Công ty CP PVI. Thương vụ này tương đương 36.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá thị trường của PVI tại thời điểm đó chỉ khoảng 16.000 đồng/cổ phiếu.

Một thương vụ lớn khác liên quan đến phát hành riêng lẻ cổ phiếu cũng cần được nhắc tới. Đó là thương vụ Masan Consumers bán 10% vốn với giá 159 triệu USD cho Kohlberg Kravis Roberts (KKR) của Mỹ. Nếu so với mức giá 11 USD/cổ phiếu mà Masan Consumers đang giao dịch trên thị trường OTC tại thời điểm đó, mức giá bán của thương vụ này cao gấp 1,5 lần. Masan Comsumer có doanh thu và lợi nhuận năm 2010 tăng lần lượt 41% và 89%, EPS đạt 9.800 đồng/cổ phiếu chính là nguyên nhân khiến KKR chấp nhận mức giá cao khi đầu tư vào công ty này. Mới đây nhất, Masan Consumer công bố đã “thâu tóm” thành công Vinacafe Biên Hòa (VCF) sau khi mua được 13,3 triệu CP, chiếm tỷ lệ hơn 50% vốn điều lệ VCF. Bên cạnh đó là thương vụ Vietinbank bán 10% vốn cho IFC với giá 21.000 đồng/cổ phiếu…

Ngoài những thương vụ trên, giới đầu tư cũng đang ngóng kết quả của 9 thương vụ khác đang đàm phán và nếu những thương vụ này thành công thì năm 2011 có thể được xem là năm bùng nổ của hoạt động M&A.

Môi trường thuận lợi
Nguyên nhân tăng được các chuyên gia của StopPlux lý giải là do môi trường kinh doanh hiện tại đang tạo điều thuận lợi hơn bao giờ hết cho hoạt động M&A. Theo đó, triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam và nhiều ngành chủ chốt vẫn được đánh giá là tăng trưởng cao và có nhiều lợi thế. Do đó, bối cảnh khó khăn hiện tại là điều kiện để hai bên mua và bên bán có cơ hội đến gần được với nhau hơn. Việc thị trường chứng khoán (TTCK) giảm 10% từ đầu năm 2011 và dự kiến sẽ còn khó khăn cộng với mức định giá cổ phiếu của 23% trên tổng số 680 DN niêm yết trên HOSE và HNX đang thấp hơn giá trị sổ sách là điều kiện tiền đề cho việc thương thảo giá trong các thương vụ.

Mức định giá thấp của TTCK cũng làm cho hoạt động huy động vốn của các DN đại chúng và chưa đại chúng khó khăn hơn nhiều. Trong bối cảnh vốn vay từ ngân hàng với chi phí vốn rất cao, việc tìm kiếm hoặc chấp nhận đề xuất hợp tác từ các đối tác trong và ngoài nước sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn từ trước đến nay. Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước đang có những hoạt động cụ thể để đưa lãi suất cho vay về dưới 20% nhưng đây vẫn là mức chi phí vốn rất cao và do vậy nguồn vốn thông qua các đối tác lớn trong các giao dịch M&A sẽ tiếp tục là kênh vốn qua trọng.

Các giao dịch này có xác suất thành công cao hơn khi có nhiều công ty trong nước công khai danh mục thoái vốn, hoặc cần hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng dài. Một yếu tố nữa là vấn đề cạnh tranh. Hiện tại, hầu hết các ngành của Việt Nam đều chủ yếu cạnh tranh bằng giá. Yếu tố chất xám hoặc chất lượng sản phẩm chưa nhiều trong khi quy mô DN còn manh mún. Trong nhiều ngành như Chứng khoán, Ngân hàng, hoặc Xây dựng, Thủy sản, Vận tải, Kho bãi…  chưa đạt được hiệu quả về quy mô. Và do vậy đây cũng là cơ sở tốt trên góc độ M&A để hợp nhất nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam.

Hồ Doãn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khủng hoảng thiếu Oxy – Oxy quý hơn Vàng

Khủng hoảng thiếu Oxy – Oxy quý hơn Vàng

(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.

Liên Hương

21:27 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm