Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vẫn còn tình trạng sử dụng LĐNN không phép

Thứ ba, 02/08/2011 - 05:00

(Thanh tra)- Hiện nay, TP Đà Nẵng có 38 đơn vị doanh nghiệp, sử dụng trên 600 lao động người nước ngoài đến từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ. Lao động nước ngoài (LĐNN) ở Đà Nẵng chủ yếu làm việc ở các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Trong số LĐNN được cấp phép, số người có trình độ đại học chiếm 62%, còn lại là có chứng chỉ chuyên môn và ngành nghề truyền thống. Số LĐNN năm nay tăng hơn năm 2010 khoảng 500 người. Số lao động chưa được cấp phép khoảng 200 người. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội.

Theo thống kê của Phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP Đà Nẵng, từ trước đến nay, chưa có LĐNN nào ở Đà Nẵng bị trục xuất, nhưng cơ quan thanh tra đã có xử phạt một số doanh nghiệp vì sử dụng lao động không có giấy phép. Hầu hết những lao động người nước ngoài làm việc tại Đà Nẵng là những chuyên gia, kỹ sư đang làm việc ở các dự án lớn, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên chủ đầu tư sử dụng lao động không kê khai, đăng ký.

Từ ngày 1/8/2011, Nghị định 46/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/NĐ-CP về quản lý LĐNN có hiệu lực. Khi đó, người nước ngoài thực hiện các gói thầu phải có kế hoạch, phương án cụ thể bao nhiêu người, trình độ chuyên môn... rồi mới đưa vào hồ sơ xét thầu. Bà Trần Thị Bích Liên, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP Đà Nẵng nêu rõ: Nghị định 46/NĐ-CP chưa có tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với LĐNN nên dẫn đến tình trạng lao động phổ thông nước ngoài được cấp phép, trong khi lao động trong nước chưa có việc làm. Mặt khác, việc quy định trong vòng 60 ngày với yêu cầu tuyển 500 lao động và 30 ngày với yêu cầu tuyển dưới 500 lao động nếu địa phương không giới thiệu hoặc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho nhà thầu nước ngoài, thì nhà thầu nước ngoài được xem xét cho phép tuyển lao động ngoại vào những vị trí công việc không tuyển được lao động Việt Nam. Với thời gian quy định ngắn từ 1 - 2 tháng thì việc địa phương chuẩn bị nguồn lao động là rất khó. Do đó đành để nhà thầu tuyển dụng LĐNN vào làm việc.

Khánh Hương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm