Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 01/01/2011 - 21:04
Tạo niềm tin cho thị trường, các nhà đầu tư, doanh nghiệp từ sự ổn định, nhất quán trong chính sách vĩ mô sẽ tạo động lực phát triển cho nền kinh tế năm 2011 - TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn của PV.
Việt Nam đã gia nhập hàng ngũ những nước có thu nhập trung bình - Ảnh: D.Đ.M
Ưu tiên kiềm chế lạm phát
Từ diễn biến của nền kinh tế nước ta trong năm 2010, theo ông, những ưu tiên nào về mặt vĩ mô cần được thực hiện trong năm 2011?
Năm 2011 cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiềm chế lạm phát để tạo cơ sở kéo giảm lãi suất, lành mạnh hóa thị trường tài chính hơn là theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP cao
Mặc dù kinh tế thế giới được dự báo khá lạc quan, nhưng chưa phải là thời kỳ hồi phục mạnh mẽ. Dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn tác động đến các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ... Tuy khu vực châu Á vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nhưng những thị trường xuất khẩu chính của ta lại nằm ở các thị trường phục hồi chậm nêu trên. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang đối đầu với những khó khăn ngắn hạn như áp lực lạm phát thể hiện tăng chỉ số giá cả (CPI) trong những tháng cuối năm; sự biến động của tỷ giá, lãi suất (LS) tín dụng cao, doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn về vốn… Do đó, năm 2011 cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiềm chế lạm phát để tạo cơ sở kéo giảm LS, lành mạnh hóa thị trường tài chính hơn là theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP cao.
Vừa giải quyết nhiệm vụ trước mắt vừa đóng góp cho mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đó là phải từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng để khắc phục những tồn tại từ cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chính sách kinh tế cần hướng đến mục tiêu dài hạn, tạo niềm tin cho thị trường. Không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2011, nhưng nếu chính sách kinh tế tạo được niềm tin cho thị trường thì tốc độ tăng trưởng khoảng 7% không quá khó khăn.
Liệu những nút thắt của kinh tế Việt Nam trong năm 2010 (như tỷ giá, LS…) sẽ được tháo gỡ trong năm 2011? Ông dự báo những vấn đề gì sẽ là cản ngại lớn của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay?
Khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 2011 Để đạt các chỉ tiêu năm 2011 không dễ dàng, nhất là việc kéo CPI từ 11,75% năm 2010 xuống 7% năm 2011, trong khi đó phải tăng GDP từ 6,7% (2010) lên 7 - 7,5% (2011), tức là phải xử lý 2 mục tiêu mâu thuẫn như tình hình của đầu năm 2010 vừa qua. Nhưng nếu chính sách kinh tế tạo được niềm tin của thị trường, thì các chỉ tiêu trên không phải là bất khả thi. TS Trần Du Lịch |
Lãi suất cao, biến động tỷ giá trong những tháng gần đây là những vấn đề liên quan đến thị trường tiền tệ, nhưng nó có quan hệ nhân quả sâu sắc với các vấn đề khác như chỉ số CPI, nhập siêu, bội chi ngân sách, thâm hụt thanh toán quốc tế tổng thể… Vì vậy, những "nút thắt" trên cần đặt trong mối quan hệ tổng thể nhiều chính sách và giải pháp, chứ không thể đơn thuần giải bằng công cụ chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, tôi cho rằng vấn đề kinh tế khó khăn nhất trong năm 2011 là phải hạ nhiệt chỉ số CPI ngay trong quý 1/2011, trong điều kiện dự báo là chi phí sản xuất có xu hướng tăng cao, với một mặt bằng giá mới. Trong khi đó cũng phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP hợp lý để không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, nên đang là bài toán khó cần có sự đồng bộ trong việc thực thi các chính sách kinh tế - tài chính.
Cơ cấu lại nền kinh tếĐầu xuôi đuôi lọt Năm 2010 qua đi kết thúc 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng quốc gia kém phát triển để gia nhập vào hàng ngũ những nước có thu nhập trung bình (dù ở ngưỡng thấp); GDP đã vượt 100 tỉ USD, GDP/người đạt mốc 1.200 USD; chỉ số phát triển con người (HDI) xếp hạng trung bình khá của thế giới... thực sự đánh dấu bước phát triển rất có ý nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Bước sang năm 2011, năm khởi đầu của chiến lược 10 năm đưa nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thẳng tiến trên con đường công nghiệp hóa, chuyển nền kinh tế từ sự tăng trưởng nặng về lượng sang ưu tiên về chất, bảo đảm sự phát triển bền vững trong mối quan hệ hữu cơ giữa tăng trưởng kinh tế; tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, thì những thách thức cần phải vượt qua chính ở nội tại cơ cấu kinh tế. Chúng ta không chỉ phải tập trung giải quyết những khó khăn trước mắt như tình trạng lạm phát cao, biến động lãi suất, tỷ giá... mà điều khó khăn hơn là nền kinh tế phải vượt qua những hạn chế của chính mình, để hướng tới mục tiêu lớn hơn là chuyển nền kinh tế từ mang nặng tính chất gia công sang sản xuất; nâng cao năng lực cạnh tranh; cân bằng ngoại thương và ngân sách... tạo điều kiện kinh tế để ổn định vĩ mô. Tục ngữ có câu “đầu xuôi thì đuôi lọt”. Hy vọng năm 2011 vài áng mây mờ trong những tháng cuối năm 2010 sẽ tan nhanh để bầu trời trong sáng mở ra một thời kỳ phát triển mới. TS Trần Du Lịch |
Ngay trong năm 2011, Chính phủ cần sớm thực thi những chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, từng bước giải quyết vấn đề chuyển nền kinh tế từ mang nặng tính chất gia công sang sản xuất, giảm nhập siêu và bội chi ngân sách do đầu tư công kém hiệu quả. Nếu vấn đề cốt tử này chậm giải quyết chừng nào thì các biện pháp ứng phó sẽ mất dần tác dụng.
Thật vậy, một nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, nhưng sau 20 năm vẫn trong tình trạng nhập siêu ngày càng nặng; sản phẩm công nghiệp chủ yếu dựa vào nhập khẩu, gia công công đoạn cuối cùng để tiêu dùng trong nước. Nếu căn cứ vào cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa và bảng cân đối tài khoản vãng lai, có thể nhận ra rằng, nền kinh tế nước ta thực chất là nền kinh tế tiêu thụ bán thành phẩm và thành phẩm của nước ngoài. Để bù đắp cho cân đối cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế, mang nặng tính chất tiêu thụ như trên, chúng ta dựa vào các nguồn ngoại tệ khá bấp bênh như FDI, ODA, kiều hối, xuất khẩu lao động… Chính các nguồn này trong những năm qua làm cho chúng ta có cảm tưởng "rủng rỉnh" ngoại tệ, nên ít quan tâm đến tình trạng nhập siêu do cơ cấu kinh tế gây ra.Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền