Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/04/2011 - 05:20
(Thanh tra)- Sau thông tư 07 về thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ, việc Ngân hàng nhà nước (NHNN) quyết định tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 2% và áp trần lãi suất huy động USD ở mức 3% đã có tác động tích cực đến thị trường tiền tệ. Tín dụng ngoại tệ có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thị trường ngoại hối bớt căng thẳng
NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ trong quý I/2011 vẫn cao hơn tín dụng tiền đồng. Cụ thể, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 3,67%, trong đó tín dụng VND tăng 1,43%, tín dụng ngoại tệ tăng tới 12,6%. Điều này nối tiếp xu hướng bùng nổ tín dụng ngoại tệ trong năm 2010 (tăng tới 37,76%). Tuy nhiên, theo NHNN, mức tăng 12,6% của tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có hư số lớn từ việc tăng mạnh tỷ giá ngày 11/2/2011 khoảng 7,18%. Trừ hư số này, tăng trưởng ngoại tệ khoảng 4,8%, vẫn vượt trội so với tăng trưởng tín dụng VND. Dù mức tăng trưởng tín dụng chung 3,67% được đánh giá đúng với định hướng kiềm chế dưới 20% cho cả năm, nhưng vẫn thấp. Nguyên nhân do lãi suất quá cao là rào cản đối với các nhu cầu vay vốn trong thời gian qua. Cùng với đó là khó khăn thanh khoản đang bộc lộ trong hệ thống NH thương mại (TM) khi NHNN hạn chế bơm vốn qua thị trường mở.
Các chuyên gia NH cho rằng, lãi suất tiền đồng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi, áp lực của Thông tư 07 của NHNN về hạn chế đối tượng vay ngoại tệ sẽ có tác động ngắn, các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu sẽ chuyển từ vay USD sang vay tiền đồng. Nhất là khi Thông tư 07 quy định các DN nhập khẩu vay ngoại tệ phải chứng minh nguồn ngoại tệ trả nợ trong tương lai. Như vậy, sẽ không có NHTM nào dám cam kết có nguồn ngoại tệ trong tương lai để bán cho DN.
Từ hiệu ứng của chính sách thắt chặt tiền tệ, các DN không còn găm giữ ngoại tệ vì chi phí găm giữ lớn khi lãi suất VND cao. Ngoài ra, nguồn cung ngoại tệ đã được cải thiện do các tổng Cty, tập đoàn kinh tế bán lại.
Nâng giá trị đồng nội tệ
Thực tế cho thấy, việc huy động và cho vay ngoại tệ thời gian qua luôn vượt trội tiền đồng trong hoạt động tín dụng, gây áp lực lên tỷ giá, bất lợi cho đồng nội tệ.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Nhà đầu tư tài chính (Vafi) cho biết, lượng tiền gửi ngoại tệ của người dân trong hệ thống NHTM là rất lớn, chiếm khoảng 50 - 60% trong tổng tiền gửi ngoại tệ. Ở đây, không tránh khỏi cả tiền vay từ nước ngoài gửi vào NH nội địa để kiếm lời do lãi suất cao. Bởi, lãi suất tiền gửi USD ở nước ngoài hiện nay rất thấp, chỉ chừng 1 - 1,5%/năm, trong khi ở Việt Nam khoảng 5%, chênh lệch tới 3,5 - 4%/năm. Ngoại tệ đã được gửi về qua đường ngoại hối để hưởng sự chênh lệch lãi suất quá lớn và an toàn. Đó cũng là lý do kiều hối thường tăng mạnh mỗi khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ cao và giảm ngay khi chiều hướng ngược lại xảy ra.
Việc áp trần lãi suất huy động buộc các NHTM phải giảm lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ, qua đó góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, tăng giá trị đồng nội tệ. Người gửi tiền sẽ không mua USD mà lựa chọn VND. Người đầu cơ sẽ không mua và găm giữ USD nữa, sẽ bán nhanh USD để chuyển sang gửi VND. Như vậy, sẽ có sự chuyển dịch lớn từ USD sang VND và tỷ giá sẽ giảm.
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng cùng với lãi suất tiền gửi USD bị khống chế ở mức thấp, các NH buộc phải giảm huy động, đồng thời tăng lãi suất cho vay USD. Vì thế, đồng USD không còn sức hấp dẫn nữa, người dân sẽ chuyển đổi USD sang VND để gửi tiết kiệm.
Hạnh Ngân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà