Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tìm giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả

Thứ năm, 17/05/2012 - 09:08

(Thanh tra) - Phân tích, tìm kiếm những kế hoạch dài hạn cho phát triển kinh tế bền vững gắn liền với khai thác và sử dụng năng lượng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Đó là những nội dung của Diễn đàn "Kinh tế năng lượng và phát triển bền vững” được tổ chức chiều 16/5 tại Hà Nội.

Ban chủ trì Diễn đàn "Kinh tế năng lượng và phát triển bền vững”

Kinh tế thế giới tăng trưởng đòi hỏi nguồn năng lượng sử dụng lớn trong khi nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt, nhiều quốc gia phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật hiện đại, con người đã có thể khai thác các nguồn năng lượng sạch như gió, mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều và sinh khối.Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS Bùi Thế Đức, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Diễn đàn đặt ra kỳ vọng thu thập các ý kiến, các thông tin đa chiều của chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách để cung cấp thêm thông tin cho dư luận, cũng như quá trình hoạch định chính sách trên một số vấn đề cơ bản: Cân đối các nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Những vấn đề chiến lược bảo đảm sự gắn kết hữu cơ giữa kinh tế năng lượng với phát triển bền vững; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tại Việt Nam, trong khâu sản xuất ra năng lượng, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28% đến 32% (thấp hơn mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% (thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%).   Trong khâu tiêu thụ năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng kém hiệu quả càng trầm trọng. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50% số năng lượng phát ra), tỷ suất năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều không chỉ so với các nước tiên tiến, mà so cả với những nước trong khu vực. “Bên cạnh các nội dung chính trên, tôi đề nghị thảo luận sâu thêm các nội dung về: Phát triển ngành năng lượng với phát triển bền vững; Quy hoạch nguồn năng lượng ở Việt Nam; Cơ chế chính sách trong việc duy trì cân đối lớn về năng lượng và phát triển; Cơ chế chính sách để huy động các nguồn vốn cho phát triển năng lượng; Khai thác và sử dụng năng lượng có hiệu quả và bền vững; Vấn đề sử dụng tiết kiềm các nguồn năng lượng của quốc gia; Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới…” - TS Bùi Thế Đức nhấn mạnh. Tại diễn đàn, những ý kiến đa chiều của các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp đã được chia sẻ thẳng thắn nhằm mở rộng hợp tác, cùng hướng đến mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển hài hòa, bền vững.GS.TS Phan Hồng Khôi, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu nhận định, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng đã trở thành quốc sách của tất cả các nước ở trên thế giới. Ở nước ta, lượng điện chiếu sáng trên toàn quốc chiếm khoảng 25,3% tổng lượng điện tiêu thụ (thế giới 19%).Chia sẻ một số kinh nghiệm về triển khai hoạt động tiết kiệm năng lượng, ThS Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí Minh cho biết, toàn thành phố đã tiết kiệm 5% điện tiêu thụ toàn thành phố trong 5 năm 2006 - 2010. Trong đó, xác lập mục tiêu tiết kiệm cho từng đối tượng tiêu thụ năng lượng. Cụ thể, ngành công nghiệp tiết kiệm từ 2 - 3%, dịch vụ từ 1 - 1,5%, hạ tầng đô thị 0,5%, các hộ gia đình 2%.Bên cạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các diễn giả cũng rất quan tâm đến việc chủ động đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất năng lượng truyền thống và huy động các nguồn năng lượng mới (năng lượng hạt nhân) và năng lượng tái sinh (năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương... ).Hiện nay, việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các nguồn năng lượng khác, khung pháp lý quy định cho lĩnh vực này cũng rất hạn chế nhưng trong tương lai đây là lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển. Hiệu suất chung của ngành năng lượng thấp Ông Đỗ Hữu Hào – Chủ tịch Hội sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Việt Nam nhận định: Hiệu suất chung của ngành năng lượng thấp. Sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả, cường độ năng lượng và cường độ điện cao hơn mức trung bình thế giới; hiệu quả sản xuất và tiếp cận thị trường chưa cao; chi phí khai thác, biến đổi, truyền tải và phân phối năng lượng cao do công nghệ lạc hậu, quản lý còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, giá năng lượng chưa phản ánh chính xác các yếu tố đầu vào của sản xuất và phân phối sản phẩm năng lượng; đầu tư cho sự phát triển năng lượng vẫn chưa đáp ứng mong đợi; tiến độ của nhiều dự án bị chậm so với kế hoạch… Tín dụng xanh ưu đãi cho doanh nghiệp Bà Vương Thị Huyền, Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, VietinBank cho biết: Ngân hàng đang áp dụng gói tín dụng xanh – sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp áp dụng biện pháp tiết kiệm năng lượng. Các doanh nghiệp tham gia tín dụng xanh sẽ có nhiều lợi ích như được tư vấn về mặt tổ chức, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, được vay tới 80% tổng mức đầu tư của dự án, thời hạn dài (tối đa tới 15 năm), lãi suất thấp hơn 1,5% so với lãi suất thương mại, được giới thiệu với các đối tác thương mại tin cậy của ngân hàng… bên cạnh đó là các lợi ích trong phát triển ứng dụng, phổ biến tiết kiệm năng lượng.    Đại Dương

Kinh tế thế giới tăng trưởng đòi hỏi nguồn năng lượng sử dụng lớn trong khi nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt, nhiều quốc gia phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật hiện đại, con người đã có thể khai thác các nguồn năng lượng sạch như gió, mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều và sinh khối.Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS Bùi Thế Đức, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Diễn đàn đặt ra kỳ vọng thu thập các ý kiến, các thông tin đa chiều của chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách để cung cấp thêm thông tin cho dư luận, cũng như quá trình hoạch định chính sách trên một số vấn đề cơ bản: Cân đối các nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Những vấn đề chiến lược bảo đảm sự gắn kết hữu cơ giữa kinh tế năng lượng với phát triển bền vững; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tại Việt Nam, trong khâu sản xuất ra năng lượng, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28% đến 32% (thấp hơn mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% (thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%).   Trong khâu tiêu thụ năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng kém hiệu quả càng trầm trọng. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50% số năng lượng phát ra), tỷ suất năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều không chỉ so với các nước tiên tiến, mà so cả với những nước trong khu vực. “Bên cạnh các nội dung chính trên, tôi đề nghị thảo luận sâu thêm các nội dung về: Phát triển ngành năng lượng với phát triển bền vững; Quy hoạch nguồn năng lượng ở Việt Nam; Cơ chế chính sách trong việc duy trì cân đối lớn về năng lượng và phát triển; Cơ chế chính sách để huy động các nguồn vốn cho phát triển năng lượng; Khai thác và sử dụng năng lượng có hiệu quả và bền vững; Vấn đề sử dụng tiết kiềm các nguồn năng lượng của quốc gia; Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới…” - TS Bùi Thế Đức nhấn mạnh. Tại diễn đàn, những ý kiến đa chiều của các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp đã được chia sẻ thẳng thắn nhằm mở rộng hợp tác, cùng hướng đến mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển hài hòa, bền vững.GS.TS Phan Hồng Khôi, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu nhận định, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng đã trở thành quốc sách của tất cả các nước ở trên thế giới. Ở nước ta, lượng điện chiếu sáng trên toàn quốc chiếm khoảng 25,3% tổng lượng điện tiêu thụ (thế giới 19%).Chia sẻ một số kinh nghiệm về triển khai hoạt động tiết kiệm năng lượng, ThS Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí Minh cho biết, toàn thành phố đã tiết kiệm 5% điện tiêu thụ toàn thành phố trong 5 năm 2006 - 2010. Trong đó, xác lập mục tiêu tiết kiệm cho từng đối tượng tiêu thụ năng lượng. Cụ thể, ngành công nghiệp tiết kiệm từ 2 - 3%, dịch vụ từ 1 - 1,5%, hạ tầng đô thị 0,5%, các hộ gia đình 2%.Bên cạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các diễn giả cũng rất quan tâm đến việc chủ động đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất năng lượng truyền thống và huy động các nguồn năng lượng mới (năng lượng hạt nhân) và năng lượng tái sinh (năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương... ).Hiện nay, việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các nguồn năng lượng khác, khung pháp lý quy định cho lĩnh vực này cũng rất hạn chế nhưng trong tương lai đây là lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển. Hiệu suất chung của ngành năng lượng thấp Ông Đỗ Hữu Hào – Chủ tịch Hội sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Việt Nam nhận định: Hiệu suất chung của ngành năng lượng thấp. Sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả, cường độ năng lượng và cường độ điện cao hơn mức trung bình thế giới; hiệu quả sản xuất và tiếp cận thị trường chưa cao; chi phí khai thác, biến đổi, truyền tải và phân phối năng lượng cao do công nghệ lạc hậu, quản lý còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, giá năng lượng chưa phản ánh chính xác các yếu tố đầu vào của sản xuất và phân phối sản phẩm năng lượng; đầu tư cho sự phát triển năng lượng vẫn chưa đáp ứng mong đợi; tiến độ của nhiều dự án bị chậm so với kế hoạch… Tín dụng xanh ưu đãi cho doanh nghiệp Bà Vương Thị Huyền, Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, VietinBank cho biết: Ngân hàng đang áp dụng gói tín dụng xanh – sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp áp dụng biện pháp tiết kiệm năng lượng. Các doanh nghiệp tham gia tín dụng xanh sẽ có nhiều lợi ích như được tư vấn về mặt tổ chức, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, được vay tới 80% tổng mức đầu tư của dự án, thời hạn dài (tối đa tới 15 năm), lãi suất thấp hơn 1,5% so với lãi suất thương mại, được giới thiệu với các đối tác thương mại tin cậy của ngân hàng… bên cạnh đó là các lợi ích trong phát triển ứng dụng, phổ biến tiết kiệm năng lượng.    Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm