Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 25/05/2011 - 20:05
Chiều nay (25/5), tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp liên ngành nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để phát triển Hành lang kinh tế Đông – Tây.
Cuộc họp liên ngành về Hành lang kinh tế Đông - Tây - Ảnh Chinhphu.vn
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị, kể từ khi Dự án hợp tác Hành lang kinh tế Đông – Tây được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 8 (10/1998) cho đến nay, nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch… đã được triển khai để hiện thực hóa những ý tưởng và mục tiêu của Dự án.
Một số cơ chế hợp tác đã được hình thành. Một số dự án hỗ trợ đã được triển khai và nhiều sự kiện liên quan đã được tổ chức như Diễn đàn hợp tác Hành lang kinh tế Đông – Tây…
Bên cạnh đó, các địa phương cũng tạo điều kiện về hạ tầng như giao thông, viễn thông, năng lượng và thực thi nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục cho sự lưu thông của người và hàng hóa; tích cực cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác, tạo sự liên kết kinh tế - văn hóa…
Bên cạnh những kết quả bước đầu, tại cuộc họp các đại biểu đã phân tích một số điểm còn vướng mắc, khó khăn khi triển khai thực hiện Hành lang kinh tế Đông - Tây như vấn đề xe ô tô tay lái nghịch, sự khác nhau về giờ làm việc, phí và lệ phí, thủ tục hải quan, giảm phí vận tải, phí luồng lạch, cơ sở hạ tầng đi cùng với tuyến hành lang chưa đồng bộ…
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ các vấn đề này, đặc biệt lưu ý tới việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước, các địa phương có liên quan hướng tới cải thiện một cách đồng bộ hạ tầng , thúc đẩy Hàng lang kinh tế Đông – Tây phát triển sôi động hơn.
Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thúc đẩy Hành lang kinh tế Đông - Tây phát triển.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương cần nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của Hành lang kinh tế Đông – Tây, bởi đây là khu vực có nhiều tiềm năng trong hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, du lịch…
Các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét, giải quyết kiến nghị của các tỉnh trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng lộ trình, quy hoạch cụ thể trong quá trình thực thi. Đối với những vấn đề lớn, Văn phòng Chính phủ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng tán thành với đề xuất của tỉnh Quảng Trị về việc giao Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối, thường trực trong Dự án hợp tác Hành lang kinh tế Đông – Tây nhằm thúc đẩy phối hợp giữa các địa phương và với các nước bạn như Lào, Thái Lan.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng