Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 04/06/2012 - 22:32
(Thanh tra)- Nhận định về lạm phát 5 tháng đầu năm 2012 tăng thấp, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là dấu hiệu tốt sau khi lạm phát lên mức đỉnh vào tháng 8/2011, tính cuối kỳ lên trên 23%, còn bây giờ xuống dưới 10%, nếu tính bình quân thì cũng sắp quay về mức 1 con số. Như vậy, vấn đề kiểm soát lạm phát không còn quá căng thẳng. Điều quan ngại là, dấu hiệu suy giảm kinh tế đang ngày một gia tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến ngày 20/4/2012, tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng (NH) đối với nền kinh tế ước giảm 1,35%. GDP quý I tăng trưởng ở mức 4% thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, thấp hơn dự kiến của Chính phủ là 5 - 6% và quý II dự kiến tăng khoảng 4,5%, do đó khó đạt mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% của cả năm 2012.
Lạm phát giảm sâu có nguyên nhân chủ yếu là kết quả của việc thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ hơn 1 năm qua đã có tác dụng. Riêng về tín dụng NH, từ chỗ tăng trưởng dư nợ từ trên 30% cuối năm 2010 đã giảm mạnh còn 10% vào cuối năm 2011. Năm 2012, dự kiến điều chỉnh tăng trưởng dư nợ lên 17% vào cuối năm, nhưng 5 tháng đầu năm tín dụng đều tăng trưởng âm. Trong khi đó, vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) và vốn đầu tư công chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay NH và vay nước ngoài.
Sự sụt giảm nhanh của tín dụng và hạn chế chi tiêu ngân sách và đầu tư công, cộng với lãi suất NH quá cao kéo dài đã khiến các DN, hộ sản xuất, kinh doanh khó khăn về thiếu vốn, hàng tồn đọng, thua lỗ, phá sản… Cùng với đó, tổng cầu tiêu dùng tăng chậm lại (kể cả khu vực DN và người dân). Đặc biệt là, mức thu nhập của người dân thời gian qua giảm sút do mặt bằng giá cả tăng cao; lao động thất nghiệp, thiếu việc làm.
Sức mua của người dân sụt giảm đến mức đáng lo ngại. Hàng loạt hàng hóa trước đây được tiêu thụ mạnh (như hàng gia dụng, nhà đất…) nay các DN liên tục giảm giá, thậm chí có DN bất động sản giảm dưới giá thành nhưng vẫn ế hàng. 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu và tăng lương (26,5%) đầu tháng 5 vừa qua, nhưng giá cả thị trường gần như “bão hòa” không có phản ứng đua nhau tăng giá “té nước theo mưa” như trước đây. Chỉ số CPI các tháng này cũng chỉ nhích nhẹ.
Điều đáng lo ngại là, lạm phát của nước ta liên tục từ nhiều năm nay luôn cao hơn gấp 3 - 4 lần tăng trưởng kinh tế, trong khi ở các nước thì ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả đồng vốn đầu tư đạt thấp. Để thu về 1 đồng lợi nhuận phải bỏ ra tới 6 - 7 đồng trong đầu tư công, trong khi tỷ lệ này của các nước chỉ 3 - 4 đồng. Vốn đầu tư của DN Nhà nước luôn cao hơn gấp 2 lần so với đầu tư của DN tư nhân do lãng phí, thất thoát, tham nhũng… Điều này khiến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao bất hợp lý, khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước có giá thành thấp. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu đẩy lạm phát tăng cao.
Để thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm ổn định vĩ mô và an sinh xã hội, từ nay đến cuối năm, các chuyên gia cho rằng, phải tập trung giải quyết khó khăn liên quan đến hàng tồn kho, các DN bị đình đốn, thắt chặt chi tiêu của người dân, cũng như lấy lại niềm tin người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, NH Nhà nước cần có biện pháp, chỉ đạo quyết liệt để xử lý nợ xấu, trước hết là nợ xấu giữa các NH và có biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ… cho các DN, nhất là các DN có tiềm năng kinh doanh tốt nhưng đang khó khăn; giảm lãi suất cho vay nhằm khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kế hoạch 240 nghìn tỷ đồng cả năm, nhưng hiện tại mới giải ngân được khoảng 66 nghìn tỷ đồng) để khơi thông sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tồn đọng (sắt, thép, xi măng…). Ngoài việc thực hiện giảm, miễn, giãn thuế với các đối tượng đã được công bố nên nới thêm diện cần được hỗ trợ là hộ kinh doanh cá thể.
Phải thực hiện tái cơ cấu DN Nhà nước, cơ cấu đầu tư, có chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, chống thất thoát lãng phí, tham nhũng để nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Chuyên gia kinh tế trưởng của NH Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Deepak Mishra đề xuất, về lâu dài và trong trung hạn Việt Nam nên giữ mức lạm phát ở con số 8 - 9%. Việt Nam không nên vội vàng theo đuổi mục tiêu lạm phát 5% (như một số quốc gia khác trong khu vực) ngay lập tức mà nên giãn mục tiêu này trong 2 - 3 năm tới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tiếp tục kiên trì mục tiêu kinh tế vĩ mô của mình. Theo dự báo của WB, năm 2012, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,7%, lạm phát khoảng 9,5%, thâm hụt tài khóa 3,6%, cán cân vãng lai âm 1,6%, nợ công 49% GDP. |
Minh Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để tiếp sức đưa hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới, mỗi người Việt Nam hãy trở thành những “đại sứ hàng Việt”, để cùng nhau "hành động" đưa hàng Việt trở thành lựa chọn số một của người Việt.
(Thanh tra) - Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia phát hiện một nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc sử dụng bằng cấp giả mạo. Với hành vi này, tổ chuyên gia đã kết luận Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc đã có hành vi gian lận theo khoản 4, Điều 16 của Luật Đấu thầu năm 2023.
Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý
PV
Chu Tuấn
Trung Hà
Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh