Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/07/2012 - 06:31
(Thanh tra) - Con số thua lỗ của các Tổng công ty, Tập đoàn lên tới 30.000 tỷ đồng được Thanh tra Chính phủ công bố mới đây đã khiến dư luận và các chuyên gia kinh tế bày tỏ quan ngại về hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như sự quản lý, giám sát đối với thành phần kinh tế được đánh giá đang bảo đảm vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác… Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã có trao đổi về vấn đề này.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn
+ Thưa Thứ trưởng, Chính phủ đưa ra vấn đề sẽ quyết liệt thực hiện tái cơ cấu DNNN, với nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Tài chính sẽ triển khai những biện pháp cụ thể gì trong trước mắt và trung hạn để triển khai ý kiến của Thủ tướng?
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN, trong đó tập trung các Tổng công ty, Tập đoàn Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ 2 Đề án quan trọng: Đề án tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và Đề án thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Tổng công ty, Tập đoàn. Hai đề án này đã rõ nội dung, quan điểm, mục tiêu, giải pháp về tái cơ cấu DNNN. Chúng tôi cho rằng, sau khi được thông qua, các đề án này sẽ được khẩn trương triển khai thực hiện. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng các thể chế, chính sách để tạo cơ sở pháp lý để thực hiện tái cấu trúc DNNN.
Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định hoặc Thông tư hướng dẫn về quy định quản lý quỹ cố phần hóa DNNN. Đây là giải pháp, căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện ngay cổ phần hóa DNNN theo lộ trình và kế hoạch đặt ra… Đồng thời, thực hiện kiểm tra những DN thuộc đối tượng cần phải thoái vốn để xây dựng lộ trình thực hiện đạt mục tiêu đúng pháp luật, hiệu quả, không để sai phạm, không để thất thoát trong quá trình thoái vốn…
Về những giải pháp cụ thể, ngay trong những tháng trước mắt, để tăng cường công tác giám sát, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Đề án xây dựng Tổng công ty giám sát phần vốn tại DN. Theo đó, sẽ xây dựng Tổng cục với chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu hiện nay, phát triển để giám sát được một cách thường xuyên, định kỳ, kịp thời phát hiện những bất cập, sai sót để phòng chống... Bộ Tài chính đang trình Chính phủ thông qua Đề án này và dự kiến phương án điều động một số nhân sự của Bộ, hưởng lương Bộ Tài chính đến làm việc tại doanh nghiệp để thực hiện vai trò giám sát phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp…
+ Thời gian qua, sau kết luận thanh tra, kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty với con số thua lỗ lên tới 30.000 tỷ đồng khiến người dân lo ngại về tính hiệu quả trong hoạt động của những DN này. Những con số này có đáng lo ngại như người dân và dư luận đang quan tâm? Thứ trưởng có thể giải thích cụ thể hơn về những con số này?
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Vừa qua, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra một số tập đoàn, tổng công ty. Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội về con số thua lỗ 30.000 tỷ đồng. Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng con số này không phải là vi phạm toàn bộ mà là tổng số các vấn đề cần phải giải quyết, có cả vấn đề về thủ tục hành chính, quy trình thủ tục, có vấn đề phải rút kinh nghiệm, sửa đổi cơ chế chính sách, chỉ một phần trong đó có sai phạm như về pháp luật, về thuế.
Có thể lấy ví dụ, trong 18.000 tỷ đồng đối với Dầu khí việt Nam, thì trên 15.000 tỷ đồng là chi phí tập đoàn thực hiện cho nhiệm vụ của Nhà nước là đầu tư ở nước ngoài. Thiếu sót ở đây, là theo quy định, khi sử dụng nguồn vốn này phải nằm trong danh mục các công trình trọng điểm về dầu khí, nhưng tập đoàn chưa bổ sung, cập nhật nên không thể nói con số đó là thất thoát.
Còn khoảng hơn 600 tỷ đồng mà tập đoàn đã ứng vốn cho một số địa phương có thể hiểu là khi đầu tư khoản vốn này, nhiệm vụ của tập đoàn là đầu tư trong hàng rào, nhiệm vụ của Nhà nước là phải đầu tư vào những chương trình kết cấu ngoài hàng rào... Trong điều kiện khi tập đoàn đầu tư vào những địa phương khó khăn thì địa phương đó rất khó có vốn để đầu tư đồng bộ và kết cấu ngoài hàng rào nên tập đoàn đã ứng vốn để thực hiện.
Như vậy, có thể nói, tập đoàn thực hiện ứng vốn này là sai sót về mặt thủ tục và thẩm quyền nhưng không phải là thất thoát vốn… Tiếp thu ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, hiện đã có phương án xử lý như trừ vào tiền thuê đất hoặc giao đất, yêu cầu địa phương phải bố trí để hoàn ứng trả…
Về khoản 1.900 tỷ đồng là khoản cổ phần hóa. Theo quy định, các đơn vị thực hiện cổ phần hóa xong phải nộp về tổng công ty, tập đoàn nhưng lại nộp chậm. Đây cũng là sai với quy định nhưng chưa là thất thoát. Vì vậy, các cơ quan chức năng sẽ phải đôn đốc, xử lý phù hợp… Đồng thời, những sai sót về thuế, vi phạm thuế, Bộ Tài chính đã có trách nhiệm xử lý để tập đoàn chấp hành, thực hiện.
+ Thứ trưởng có đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế quản lý tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty còn lỏng lẻo, chưa đồng bộ, phù hợp với thực tế… chính vì vậy việc phòng ngừa những sai phạm còn hạn chế. Theo Thứ trưởng, trong thời gian tới vai trò của các cơ quan chức năng cần phát huy như thế nào để khắc phục được tình trạng trên?
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định là cơ chế quản lý tài chính, quản lý kinh doanh tập đoàn, tổng công ty chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa cập nhật, bổ sung theo kịp tình hình. Cho nên, việc xây dựng hệ thống cơ chế chính sách và phương thức tổ chức thực hiện là việc hết sức cần thiết.
Trong việc này, Thủ tướng đã chỉ đạo, chúng tôi thấy rằng, cần phải sớm xây dựng và ban hành nhóm cơ chế liên quan đến quản lý và giám sát việc đầu tư vốn trong DN, trong Tập đoàn, Tổng công ty. Vốn ở đây không chỉ là vốn Nhà nước mà kể cả vốn vay cũng phải chịu sự giám sát quản lý.
Nhóm cơ chế thứ hai là nhóm cơ chế liên quan đến quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của DN.
Thứ ba là nhóm cơ chế tài chính buộc các DN, tập đoàn, tổng công ty phải thực hiện minh bạch, công khai tình hình tài chính, đặc biệt là đưa ra nhóm cơ chế để đảm bảo cho DNNN phải cạnh tranh, phải lấy hiệu quả, phải đảm bảo quy định pháp luật, DNNN phải cạnh tranh bình đẳng với các DN ngoài Nhà nước.
Nhóm cơ chế thứ tư liên quan đến tổ chức thực hiện, ví dụ như thành lập cơ chế, thành lập Tổng cục Giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại Tập đoàn, Tổng công ty để quản lý hiệu quả hơn, quan trọng là phòng chống thất thoát và sai phạm và toàn bộ hệ thống cơ chế đó phù hợp với kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch, hiệu quả của phần vốn của Nhà nước.
+ Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Thu Hương (thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Còn khoảng 7 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp và nhiều hệ thống phấn phối đã lên phương án dự trữ hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà