Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 11/03/2013 - 09:59
(Thanh tra) - Ông Nguyễn Phước Long, giám đốc 1 doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) có tiếng ở Hà Nội cho biết, ông và các đồng nghiệp hy vọng Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ là cơ sở tạo đột phá cho thị trường BĐS. Thế nhưng, sau hơn 2 tháng được ban hành, các nội dung cơ bản của Nghị quyết vẫn chưa đi vào thực tế. Sự chậm trễ này khiến khối băng trên thị trường BĐS không thể tan chảy.
Hàng loạt căn hộ trên địa bàn phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội đã giảm giá 30% mà vẫn ít khách mua. Ảnh: Lộc Nga
Bỏ lỡ nhiều cơ hội
Một trong những nội dung của Nghị quyết 02 là chủ trương cho chuyển nhà thương mại thành nhà ở xã hội; giảm thuế giá trị gia tăng, giãn thuế thu nhập DN, giảm lãi suất cho vay… Theo các chuyên gia kinh tế thì sử dụng tổng hợp các gói này sẽ tạo ra một nhiệt lượng làm cho khối băng BĐS dần tan.
Đại diện cho nhóm DN trẻ Hà Nội về lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS, ông Trần Việt Hà, cho rằng: Trước Tết Nguyên đán 2013, với những động thái của Chính phủ và sự bắt tay vào cuộc quyết liệt của các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính… nhiều DN hy vọng các nội dung cơ bản của Nghị quyết 02 được triển khai kịp thời. Với sự đều tay và quyết liệt thì khối lượng hàng tồn kho căn hộ và biệt thự liền kề sớm được thanh khoản về cơ bản. Nhờ đó, năm 2013 thị trường BĐS có cơ hội phục hồi. Thế nhưng, 2 tháng nay, các gói hỗ trợ vẫn nằm trên bàn của các bộ. DN chưa thật sự được chạm tay tới nó. Chính vì vậy, giá nhà vẫn chưa thể giảm nhiều hơn so với thời điểm trước Tết. Phía người mua cũng đang lắng nghe, chờ thời điểm giá nhà rớt thủng đáy mới quyết định mua. Cứ như tình trạng hiện nay thì khối băng BĐS thật khó lòng tan chảy.
Tại một số hội thảo tìm giải pháp tháo gỡ cho thị trường BĐS trong năm 2012, nhiều nhà quản lý kinh tế, nhà đầu tư kinh doanh BĐS đều tin tưởng rằng năm 2013 bức tranh thị trường BĐS sẽ sáng hơn, nhất là khi đã có Nghị quyết 02 và nếu được triển khai kịp thời trước Tết Nguyên đán hơn 1 tháng thì hiệu quả sẽ rất lớn. Điều đơn giản là, nhiều năm nay, tháng Chạp là tháng có tỷ số giao dịch BĐS lớn nhất trong năm. Đành rằng, chủ trương của Nghị quyết 02 là rất đúng đắn, nhưng việc chậm triển khai trước Tết 2013 đã bỏ qua một cơ hội quý giá cho việc gỡ khó cứu thị trường BĐS.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh tế nói chung của cả nước tuy đã được cải thiện, nhưng thực tế vẫn chưa được như mong muốn. Mọi hoạt động của cá nhân, gia đình, tổ chức DN đều đang thực hiện chi tiêu tiết kiệm.
Do đâu Nghị quyết 02 chậm triển khai?
Ông Nguyễn Trung Dũng, Hiệp hội DN Nhỏ và Vừa Việt Nam cho rằng: Chính phủ và các bộ đã “bắt mạch” đúng bệnh, “kê đơn” đúng thuốc. Vấn đề là, lấy tiền đâu ra để “mua thuốc” đặc trị bệnh này. Tức là, chỉ khi giảm thuế, giãn nợ, tiếp tục mở van tín dụng cho các DN vay… thì mới khởi động sản xuất trở lại được. Có như thế mới giải quyết được nợ xấu ngân hàng (NH), DN BĐS bán được hàng tồn kho.
Có điều, nếu giảm thuế thì rõ ràng chỉ tiêu hoàn thành thuế của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác sẽ bị ảnh hưởng. Nếu giãn nợ thì sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các NH. Nếu mở van tín dụng cho vay thì rủi ro sẽ rất cao vì các tài sản thế chấp của các DN thì các NH đã nhận thế chấp trước đó. NH không thể cho vay theo kiểu “thả gà ra đuổi”, trong khi tôn chỉ, mục đích của NH là phải bảo toàn và phát triển vốn. Đó là nguyên nhân sâu xa của việc Nghị quyết 02 là đúng nhưng triển khai lại không hề dễ.
Chia sẻ khó khăn với cộng đồng DN BĐS, một lãnh đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước khó có thể cứu toàn bộ thị trường BĐS vì nguồn lực có hạn. Vì vậy, các DN BĐS cần linh hoạt hơn để tự cứu mình trước, không nên chờ hoàn toàn vào các giải pháp tài chính, các gói hỗ trợ. Bởi thực tế, bản thân DN còn rất ít tài sản thế chấp, để từ đó nhận được những khoản vay cũng như việc được các NH bảo lãnh…
Qua tìm hiểu, một số DN tương đối năng động, vẫn còn một số vốn hoặc huy động nóng được từ nhiều nguồn đang sốt sắng chuẩn bị cho việc chuyển đổi nhà kinh doanh sang nhà ở xã hội với diện tích căn hộ trung bình 50m2. Với cách làm này, họ sẽ giảm được số căn hộ kinh doanh đang tồn đọng, gỡ khó cho bản thân.
Các DN vẫn tin vào tính khả thi Nghị quyết 02 nếu Chính phủ chỉ đạo ngành Thuế, ngành NH... chịu hy sinh một phần lợi nhuận để cứu cái chung.
Lộc Nga
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền