Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Siết nhập siêu để chống lạm phát

Thứ hai, 16/05/2011 - 14:54

(Thanh tra) - Một số chuyên gia ngành Tài chính - Ngân hàng khẳng định, chừng nào vốn huy động tiền đồng của hệ thống tổ chức tín dụng tăng mạnh, khi ấy lạm phát sẽ hạ nhiệt.

Lạm phát tăng mạnh

Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm lần lượt tăng 1,74%, 2,09%, 2,2% và 3,32%. Thống kê từ năm 1994 đến 2010, cho thấy mức tăng chỉ số CPI tháng 4 bình quân là 0,3% so với tháng trước đó. Trong thời gian 2003 - 2007 mức tăng trên cao hơn chút đỉnh, bình quân 0,4%. Trong suốt 15 năm trở lại đây, đỉnh của CPI tháng 4 được ghi nhận là 2,2% vào năm 2008. Đồ thị giá năm 2011 tiếp tục xu hướng leo thang, thay vì giảm mạnh trong tháng 4 như thông lệ những năm trước. Các chuyên gia cho rằng, điều này rất đáng quan ngại bởi áp lực tăng giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường quốc tế từ nay đến cuối năm được dự báo là rất lớn.

Nhiều chuyên gia nhận định, lạm phát khó giảm nhiệt trong tháng 5. Bởi, muốn kiềm chế lạm phát triệt để thì phải mất trên nửa năm, nên chỉ còn hy vọng vào đà giảm lạm phát từ những tháng cuối năm nay. So sánh với cùng kỳ năm ngoái để có cái nhìn chính xác về đà tăng của giá cả. CPI tháng 4 năm nay tăng 3,32%, nghĩa là đã tăng 17,51% so với tháng 4/2010. Con số này đã vượt khỏi mốc dự báo đỉnh lạm phát 16% trong năm nay của Ngân hàng Phát triển châu Á được công bố mới đây. Còn so với tháng 12/2010, CPI tháng 4 đã tăng 9,64%, vượt xa mục tiêu 7% đặt ra hồi đầu năm nay của Quốc Hội.

“Để đạt được mục tiêu giảm nhập siêu trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thì kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu là cần thiết”

Một số chuyên gia ngành Tài chính - Ngân hàng khẳng định, chừng nào vốn huy động tiền đồng của hệ thống tổ chức tín dụng tăng mạnh, khi ấy lạm phát sẽ hạ nhiệt. Tại sao? Nguyên nhân đằng sau lạm phát của Việt Nam chủ yếu là tăng cung tiền (lạm phát do cầu kéo), chi phí đầu vào tăng (lạm phát do chi phí đẩy) và đầu tư vào tín dụng tăng - tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam bằng 130% GDP. Do đó, mặc dù tốc độ tăng tín dụng giảm, thì quy mô tăng tín dụng rất lớn. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát ở Việt Nam. Chính sách tiền tệ thường chạy theo chính sách đầu tư, chính sách tài khóa, bắt buộc Việt Nam phải tăng cung tiền. Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất là tiền nhiều, hàng hóa ít, thì giá cả phải cao. Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng giải pháp hút tiền về thông qua dự trữ bắt buộc tiền đồng, nhưng để có tiền đồng đưa vào dự trữ bắt buộc, trước đó các ngân hàng thương mại phải “hút” được nguồn vốn huy động VND.
 
Siết nhập siêu để giảm lạm phát

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế lạm phát là  phải kiểm soát được nhập siêu. Tuy nhiên, nhập siêu tháng 4/2011 tiếp tục tăng mạnh, khoảng 1,4 tỷ USD, xấp xỉ mức của tháng trước. 4 tháng qua, nhập siêu đã vào khoảng 4,897 tỷ USD, tăng hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 5,9%, tương đương tăng thêm 271 triệu USD.

Thực tế đang xảy ra là tình trạng nhập siêu nhóm hàng hạn chế nhập khẩu đang tăng tốc một cách đáng lo ngại. Hàng tỷ USD đã được chi ra để nhập các sản phẩm ô tô, xe máy, rượu ngoại, thuốc lá, đồ trang sức, điện thoại...

Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu đã tăng giá khá mạnh, đáng chú ý là các mặt hàng liên quan đến đầu vào cho sản xuất trong nước, đặc biệt là các mặt hàng được coi là có “độ nhạy” với nền kinh tế như xăng dầu, khí đốt hóa lỏng; hay các mặt hàng đầu vào chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam như bông, xơ sợi dệt; đầu vào sản xuất như phân bón, chất dẻo, giấy…

Các biện pháp như hạn chế cấp ngoại tệ để nhập khẩu, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, sử dụng hàng rào kỹ thuật... dường như đều không ngăn được dòng hàng tiêu dùng không cần thiết tràn về.

Chủ trương hạn chế nhập siêu được Bộ Công Thương đề ra quyết liệt từ lâu, đặc biệt là từ đầu năm nay, nhằm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, Bộ Công Thương phấn đấu nhập siêu tháng 3 không vượt quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Song trên thực tế, nhập siêu vẫn chưa có cách gì ngăn chặn và vẫn “vượt rào” leo sang tháng 4/2011, dự kiến tháng 5 này, tình hình nhập siêu vẫn tái diễn, do nhập nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và giá USD đang có xu hướng hạ dần so với 2 tháng trước đây.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu giảm nhập siêu trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thì kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu là cần thiết bởi điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, sản xuất trong nước có điều kiện giành thêm giá trị gia tăng. Một chuyên gia cho rằng, có một giải pháp khá tốt, đó là chúng ta cần sớm bãi bỏ việc hoàn thuế 10% với hàng nhập vào khu chế xuất, khu biên mậu tự do. Bởi việc hoàn thuế này chỉ khiến cho các đối tượng gian lận, trốn thuế, nhập lậu và nhập khẩu nhiều hàng hóa về Việt Nam.

Anh Huy

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Cao Bằng: 350 gian hang tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc)

Cao Bằng: 350 gian hang tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc)

(Thanh tra) - Hội chợ diễn ra từ ngày 12 - 17/12/2024, với trên 350 gian hàng của 200 doanh nghiệp Việt Nam, thành phố Bách Sắc (Trung Quốc) tham gia, trưng bày các mặt hàng nông, thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ - tiểu thủ công nghiệp, hàng đặc sản tiêu biểu của các tỉnh.

Trung Hà

10:10 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm