Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/01/2013 - 07:02
(Thanh tra) - Tính đến thời điểm này, Tết đã không còn xa. Nhu cầu sắm Tết đã bắt đầu khởi động. Như mọi năm, chuẩn bị hàng bình ổn phục vụ nhân dân vẫn là chủ trương lớn của nhiều địa phương để ai cũng có thể đón Tết vui đầy…
Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, đến nay công tác chuẩn bị nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ tết Nguyên đán 2013 cơ bản đảm bảo. Tổng giá trị hàng hóa cung ứng cho trước, trong và sau tết Quý Tỵ đạt gần 6.700 tỷ đồng, tăng 23,9% so với tết Nhâm Thìn 2012; trong đó tổng giá trị hàng hóa bình ổn thị trường gần 3.500 tỷ đồng.
Tin từ Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho hay, công tác chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung - cầu trước, trong và sau Tết Quý Tỵ được doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình bình ổn thị trường triển khai tích cực và hoàn tất.
Trong đó, nguồn cung từ các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường chiếm từ 30 - 40% thị phần; các chợ đầu mối chiếm 40 - 50% thị phần, riêng mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản ở mức 60 - 70% thị phần; các công ty, DN khác chiếm 10% thị phần.
Lượng hàng hóa sản xuất và dự trữ vượt chỉ tiêu thành phố giao, với số lượng tăng gấp đôi năm 2012, nhiều mặt hàng có khả năng chi phối 50% nhu cầu thị trường như dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến…
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao sự nỗ lực của các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường trong việc chủ động tạo nguồn cung, chuẩn bị nguồn hàng.
Thành phố khuyến khích các DN chủ động phát triển điểm bán, tăng sản lượng, nhãn hàng tham gia bình ổn thị trường. Các Sở, ngành liên quan cần chú trọng hỗ trợ DN phát triển bền vững trong sản xuất, kinh doanh như về con giống, nguyên liệu, vốn… nhằm giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu để hạn chế biến động về giá nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm
Thực hiện chủ trương của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc đáp ứng nhu cầu nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng bình ổn thị trường và hàng Tết Quý Tỵ 2013, các ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi. Có ngân hàng áp lãi suất thấp 10% mỗi năm. Riêng số vốn 200.000 tỷ đồng mà các ngân hàng dành ra để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng phục vụ Tết Quý Tỵ năm 2013, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến nay đã giải ngân hơn 77.000 tỷ đồng.
Theo ông Minh, số tiền này chủ yếu hỗ trợ các DN và hộ sản xuất hàng hóa, cung ứng hàng hóa cho thị trường. Qua đó giúp bình ổn giá cả và tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế.
Tại Hà Nội, Sở Công thương, dự báo chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội tháng 01/2013 sẽ tăng khoảng 0,5% so với tháng 12/2012, trong đó chủ yếu là các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, rau củ quả. Ước tính tổng lượng hàng hóa dự trữ tăng thêm của hệ thống phân phối, bán lẻ trên địa bàn thành phố phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết trị giá khoảng 6.000 tỷ đồng, đáp ứng được cơ bản nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán năm 2013.
Sở Công thương đã chỉ đạo 15 DN tham gia bình ổn giá trên địa bàn dự trữ đúng lượng hàng hóa đã cam kết tương ứng với số vốn 376 tỷ đồng. Tổng lượng hàng hóa thiết yếu gồm: 6.000 tấn gạo trắng, 900 tấn thịt lợn, 350 tấn thịt gà, vịt,6 triệu quả trừng gia cầm, 2000 tấn rau củ, 550 tấn thực phẩm chế biến…
Các DN bình ổn giá tổ chức bán hàng thường xuyên tại 710 điểm bán hàng cố định, trong đó có 345 điểm ở khu vực ngoại thành, 56 điểm ở chợ, sáu điểm ở khu công nghiệp và hơn 78 bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất, văn phòng.
Để bảo đảm cung ứng hàng hóa cho người dân trong và sau Tết Nguyên đán 2013, Sở Công thương phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, chợ, siêu thị… Kiểm tra các cơ sở sản xuất, nguyên vật liệu đưa vào sản xuất nhất là các mặt hàng thực phẩm công nghệ, bánh mứt kẹo, bia rượu, giải khát… Tập trung kiểm tra một số loại độc tố có hại trong thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên liệu chăn nuôi, đưa tin cảnh báo cho người tiêu dùng biết và tránh sử dụng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu tại các cửa hàng kinh doanh lớn, các điểm tập kết chứa hàng lậu, kho tàng bến bãi… Xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình để đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn định thị trường.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu khẳng định, tính đến thời điểm này thị trường hàng hóa chuẩn bị cho người dân thủ đô đón Tết Quý Tỵ 2013 về cơ bản là tốt. Trong thời gian tới, các Sở, ngành sẽ tiếp tục tập trung nắm chắc, kịp thời tình hình chung về thị trường, hàng hóa, cung cầu; tăng cường kiểm soát lại giá cả, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, kiểm soát lại các cửa ngõ ra vào của thành phố. Ông Sửu cũng nhấn mạnh: “Phục vụ hàng hóa cho bà con ở ngoại thành, vùng xa xôi là tốt nhưng nhất định không được đưa hàng kém chất lượng về đó”.
Thủy Thụy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền