Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 11/06/2011 - 22:56
Tại cuộc họp ngày 10-6, các ngân hàng ở TP.HCM muốn được linh hoạt trong việc chấp hành chỉ tiêu tăng tín dụng năm 2011 là 20% nhưng Ngân hàng Nhà nước kiên quyết không chấp nhận.
Theo quy định, trong năm 2011 các ngân hàng không được tăng dư nợ tín dụng quá 20% so với cuối năm 2010 - Ảnh: Thanh Đạm
Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh năm tháng đầu năm đã có mười ngân hàng (NH) thương mại cổ phần lớn tăng trưởng tín dụng gần chạm 20%, hai NH nhỏ khác vượt 20%.
Nên linh hoạt chỉ tiêu 20%
Lãnh đạo một số NH có mặt tại cuộc họp cho biết vấn đề nóng nhất được đưa ra bàn thảo là làm sao kiểm soát tăng trưởng tín dụng không được vượt quá 20% ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Lãnh đạo một NH cổ phần có tăng trưởng tín dụng năm tháng vượt 20% đã giải trình với Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Giàu rằng do tăng trưởng tín dụng năm 2010 của NH này rất thấp, dưới 4.000 tỉ đồng, do vậy nếu chiếu theo mức cho phép của NH Nhà nước thì số tăng tuyệt đối không được bao nhiêu.
NH lại vừa mới hoàn thành tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010, do vậy dư nợ mới tăng thêm thật ra là từ nguồn vốn mới tăng thêm và chỉ tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lãnh đạo NH Nhà nước đã yêu cầu NH này phải xây dựng lại kế hoạch tăng trưởng, đồng thời phải điều chỉnh dư nợ về mức 20%, nếu không NH Nhà nước sẽ có biện pháp xử lý.
Theo các NH, tại hội nghị đã có ý kiến cho rằng việc quy định tăng trưởng tín dụng các NH không được vượt quá 20% bất kỳ thời điểm nào trong năm là quá cứng nhắc vì nếu rơi vào vụ sản xuất doanh nghiệp, người dân cần vay nhiều hơn. Có thể vào một số thời điểm, nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất cao nhưng sau đó khi kết thúc chu kỳ sản xuất các NH thu nợ về thìdư nợ lại giảm về đúng mức mong muốn của NH Nhà nước, miễn sao đến ngày 31-12 dư nợ tín dụng của các NH không vượt quá 20%.
Một số ý kiến tại cuộc họp cho rằng NH Nhà nước với vai trò là cơ quan giám sát có những giải pháp sao cho uyển chuyển, phù hợp với thực tế đời sống. Đại diện các NH cũng dẫn ra số liệu tăng trưởng tín dụng năm tháng đầu năm mới đạt 6,92%, nghĩa là chỉ mới đi 1/3 mục tiêu của năm 2011, tổng phương tiện thanh toán mới chỉ đạt 1,57%, trong khi mục tiêu cả năm là 16%, nghĩa là còn dư địa rất lớn, do vậy cách điều hành của NH Nhà nước nên mềm mỏng hơn, uyển chuyển hơn, không nên “kẻ một đường thẳng” như đã từng làm trong thời gian vừa qua.
Tín dụng phi sản xuất: khó đúng hẹn
Cũng theo các NH, khó khăn trong việc giảm tín dụng phi sản xuất cũng được nêu ra. Theo chỉ đạo của NH Nhà nước, ngày 30-6 dư nợ phi sản xuất của các NH phải về mức 22%, nhưng vấn đề này không dễ thực hiện với các NH nhỏ. Tổng giám đốc một NH nhỏ trình bày tại hội nghị rằng dư nợ cho vay phi sản xuất đầu năm là 34%, nay đã giảm còn 31%, tới ngày 31-12 nếu việc thu nợ suôn sẻ dư nợ phi sản xuất sẽ giảm còn 28%, như vậy cầm chắc trong tay không thể về đích đúng hẹn như quy định của NH Nhà nước. NH này cũng cam kết với thống đốc từ nay đến cuối năm sẽ không tăng trưởng tín dụng thêm, đồng thời kiến nghị NH Nhà nước xem xét lại việc xử phạt.
Ý kiến các NH rằng thông qua những số liệu thống kê gần đây cho thấy các NH đã nỗ lực rất lớn để giảm dư nợ phi sản xuất về đúng mức quy định của NH Nhà nước. Dư nợ phi sản xuất chung của khối NH cổ phần đầu năm 2011 là 29%, đến thời điểm 30-4 còn 22,5%, việc về đích vào thời điểm 30-6 là không khó nhưng về mức 16% vào cuối năm không phải chuyện đơn giản vì nhiều khoản vay NH đã ký hợp đồng từ nhiều năm trước, thời hạn cho vay dài, phải 3-5 năm nữa mới đáo hạn. Do vậy nếu NH đơn phương đòi chấm dứt hợp đồng lúc này thì sẽ rất rắc rối. Hơn nữa, việc siết tín dụng phi sản xuất được đưa ra khá cấp bách, do vậy NH Nhà nước nên có cách xử lý có lý có tình.
TTO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình