Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 17/06/2011 - 07:56
(Thanh tra)- Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định một trong những mục tiêu cơ bản là đưa đất nước trở thành một quốc gia “mạnh về biển, làm giàu từ biển”, trong đó kinh tế biển đạt từ 53 – 55% GDP và chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước (XK).
Xu thế lấy đại dương nuôi đất liền
Vấn đề khai thác biển đã trở thành mối quan tâm mang tầm chiến lược của hầu hết quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và không có biển. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền đang cạn kiệt, biển ngày càng được quan tâm hơn. Mặt khác, sự bùng nổ dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền thống đã trở nên chật chội, nhiều nước đã bắt đầu hướng ra biển và nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, không gian kinh tế mới.
Hiện nay, đã có nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển Đông. Hàng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa XK của Nhật Bản; khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc… được vận chuyển bằng con đường này. Trong vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua biển Đông sẽ tăng gấp 2 - 3 lần hiện nay. Khi đó, biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng có vai trò to lớn trong thương mại thế giới, sẽ trở thành chiếc cầu nối quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên, có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực và thế giới, là con đường hàng hải quốc tế quan trọng, cầu nối thương mại giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức khẳng đinh: Với 3.260km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo, diện tích mặt biển gấp 3 lần diện tích đất liền là nhân tố chủ lực sẽ làm nên sức mạnh kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Trong đó, tiềm năng tài nguyên biển và các vùng ven biển, cảng nước sâu có ý nghĩa quan trọng.
Trong xu thế “lấy đại dương nuôi đất liền”, chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định một trong những mục tiêu cơ bản là đưa đất nước trở thành một quốc gia “mạnh về biển, làm giàu từ biển”, trong đó kinh tế biển đạt từ 53 - 54% GDP và chiếm 60% kim ngạch XK cả nước.
Đột phá mới trong phát triển kinh tế biển
Kinh tế biển Việt Nam những năm vừa qua đã tăng trưởng đáng kể về quy mô và thay đổi rõ rệt về ngành nghề, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam, nếu so với sự phong phú về tài nguyên biển, việc tận dụng những lợi thế về biển của nước ta còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, doanh thu từ biển mới đạt 10 tỷ USD/năm. Nếu so sánh với một số nước có biển trong khu vực thì giá trị hoạt động của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% của Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản.
Kinh tế biển của nước ta phát triển với 2 lợi thế quan trọng: Dựa vào tiềm năng tự nhiên và nằm trên các tuyến hàng hải, các luồng giao thương quốc tế. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, lâu nay, khi bàn đến lợi thế phát triển kinh tế biển của Việt Nam, sự chú tâm thường được dành cho lợi thế thứ nhất, mặc dù lợi thế thứ hai đang ngày càng trở nên quan trọng bởi sự gia tăng nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa. Điều đó dẫn đến những thiếu xót lớn: Không dám vươn ra biển khơi, không mang tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại dương; thiếu tư duy toàn cầu và hội nhập quốc tế, chưa rõ tầm nhìn toàn cầu và thời đại trong cuộc phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hiện đại.
Chỉ tính riêng miền Trung, lao động nghề cá chiếm 2/3 số lao động nghề cá cả nước và có gần 2/3 chiều dài bờ biển cả nước. Thế nhưng, chỉ mang lại 40% sản lượng khai thác thủy sản và 28 - 30% kim ngạch XK thủy sản cả nước. Đó là do đa số lực lượng lao động nghề biển chưa qua đào tạo, trình độ nghề chỉ theo kiểu kinh nghiệm, nhận thức về Luật Hàng hải và an toàn trên biển còn thấp...
Nhìn ở những thế mạnh khác, PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý khai thác biển đảo phân tích, dù có diện tích lớn gấp 50 lần, dân số gấp 16 lần, bờ biển dài gấp 40 lần Singapore, nhưng Việt Nam không có cảng nào có thể so sánh được với Singapore. Số lượng hàng hóa thông qua các cảng của Việt Nam tính trên đầu người chỉ bằng 1/5 Thái Lan, 1/7 Malaysia, 1/140 Singapore. Điều này đáng để phải suy nghĩ, nhất là khi gần đây, mấy chục tỉnh, TP ven biển đua nhau làm cảng biển, song động lực “vươn ra biển lớn” của phong trào rầm rộ này đã trở thành “hội chứng”, bị chi phối bởi tư duy lợi ích cục bộ, thay vì một mục tiêu đua tranh phát triển lành mạnh và có tầm nhìn xa…
Để khai thác tốt tiềm năng biển đảo, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau đều cho rằng, đã đến lúc phải có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. Phát triển kinh tế biển theo nguyên lý hiện đại: Phát triển ngành đóng tàu và hàng hải viễn dương, du lịch biển, thăm dò khai thác biển… Để khẳng định chủ quyền biển thực sự, phải đầu tư cho ngư dân, đặc biệt phải có các hạm tàu lớn và doanh nghiệp kinh tế biển mạnh làm đầu tàu. Điều quan trọng là, Nhà nước cần phải sớm hoạch định, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư tập trung và có trọng điểm, có hiệu quả. Đặc biệt, với việc khai thác biển quá nhiều rủi ro, Nhà nước cần có chính sách đặc thù cho dân đi biển để khuyến khích ngư dân bám biển, đấu tranh bảo vệ và khẳng định chủ quyền.
Nguyễn Minh Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sự kiện 5G Day sẽ diễn ra vào ngày 17/12/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, và hàng nghìn khách mời quan tâm.
TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Thu Huyền
Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng