Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/05/2011 - 09:49
Nhiều chủ đầu tư điện độc lập vẫn cảm thấy không an tâm, dễ bị thua thiệt khi vị trí độc quyền, thống lĩnh của EVN vẫn còn lớn. Trong đó, khúc mắc lớn nhất là sự sòng phẳng trong cơ chế đàm phán giá mua bán điện giữa EVN và các chủ đầu tư này.
Ảnh: DĐDN
Theo Quyết định 26 của Thủ tướng về lộ trình hình thành thị trường điện, Việt Nam sẽ phải chờ thêm 12 năm nữa, tới năm 2022 mới có một thị trường điện hoàn chỉnh. Ngày 1/7 tới, cấp độ đầu tiên trong tổng thể thị trường điện Việt Nam sẽ bắt đầu vận hành, đó là khâu phát điện. Ở giai đoạn này, tất cả các nhà máy phát điện độc lập sẽ cạnh tranh với nhau, tham gia chào giá lên hệ thống để bán điện cho đơn vị mua buôn điện duy nhất.
Giá bán lẻ điện theo thị trường, ai được lợi?
Chia sẻ tại hội nghị triển khai thị trường phát điện cạnh tranh do Bộ Công Thương tổ chức hôm 18/5, nhiều chủ đầu tư điện độc lập vẫn cảm thấy không an tâm, dễ bị thua thiệt khi vị trí độc quyền, thống lĩnh của EVN vẫn còn lớn. Trong đó, khúc mắc lớn nhất là sự sòng phẳng trong cơ chế đàm phán giá mua bán điện giữa EVN và các chủ đầu tư này.
Bà Vũ Thị Tú Oanh, Phó Trưởng Ban Thương mại, Công ty Điện lực Dầu khí bức xúc nêu: "Có những điểm mà các chủ đầu tư độc lập không được quyền đàm phán với EVN. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ qui định, chi phí bảo dưỡng, sữa chữa vận hành nhà máy được tính bằng đồng nội tệ với hệ số trượt giá là 2,5%. Nếu như thế, nhà máy nhiệt điện khí không thể chịu đựng được vì chi phí này có tới 80% tính bằng ngoại tệ. Tính cho cả vòng đời dự án như 25 năm, chêch lệch tỷ giá sẽ khiến chủ đầu tư chịu phát sinh lên tới 10.000 tỷ đồng mà không được đưa vào giá bán điện cho EVN."
Bà Oanh nói tiếp: "Ngay cả đối với nội tệ, không thể tính trượt giá 2,5% được vì hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng đã lên tới gần 10% rồi."
Tiếp lời về những sự không bình đẳng khi bán điện cho EVN, ông Hoàng Xuân Quốc, Tổng giám đốc Công ty điện lực Nhơn Trạch 2, một chủ đầu tư điện độc lập nêu: "Để có thị trường phát điện cạnh tranh thì đầu vào phải cạnh tranh bình đẳng, đó là giá nhiên liệu. Nhưng giá khí hiện là chưa bình đẳng. Oái oăm là khí là do PVN sản xuất, bán cho các nhà máy khí của PVN như Nhơn Trạch lại đắt hơn giá khí bán cho các nhà máy BOT và các nhà máy của EVN."
Nhiều chủ đầu tư nhà máy điện còn cho rằng, trong cơ chế giá điện theo thị trường mới, lợi ích của các nhà máy phát điện chưa rõ ràng.
Ông Hoàng Xuân Quốc nói: "Chính phủ cho EVN được tăng giá bán lẻ điện theo thị trường. Giả dụ tháng 6, giá điện bán lẻ tăng 5% thì những người phát điện cho EVN như chúng tôi liệu được tăng bao nhiêu trong 5% ấy? Lưu ý rằng, giá bán lẻ điện tới đây có thể lên tới 10cent/kWh, giá bán điện chúng tôi cho EVN còn chưa đến 5 cent/kWh. 20 năm sau, giá điện lên tới 15 cent thì giá điện chúng tôi bán cho EVN vẫn 5 cent thế hay là như thế nào?"
"Nếu chúng ta không xử lý bài toán về mặt cơ chế thì việc chúng ta đang làm hiện nay chỉ duy nhất có lợi cho EVN, chứ chưa kêu gọi được đầu tư mới vào ngành điện. Vì chưa có cơ chế giá bán buôn tăng theo tỷ lệ nào đó cho giá bán lẻ", ông Quốc nhấn mạnh.
Theo Luật Điện lực, trước khi khởi công xây dựng nhà máy, các chủ đầu tư phải ký hợp đồng mua bán điện với EVN cho cả vòng đời dự án. Lẽ dĩ nhiên, mọi đàm phán cho các hợp đồng có thời hạn 20-25 năm hiện nay đều nằm trong bối cảnh giá bán lẻ điện bị kiểm soát. Do đó, đại đa số giá bán buôn điện này cho EVN đều thấp hơn mong đợi của nhà đầu tư. Nay, giá bán lẻ được điều chỉnh tự do hơn thì các chủ đầu tư không khỏi sốt rằng, liệu giá bán điện đã ký cứng với EVN có được "thị trường" theo hay không?
Chủ đầu tư độc lập sợ thiệt so với EVN
Câu chuyện bất hợp lý khác trong thị trường phát điện cạnh tranh sắp tới là liên quan đến vai vế của EVN. Theo phân tích ông Hoàng Xuân Quốc , EVN đang "ôm" quá nhiều phần trong thị trường này.
Đơn cử như việc thuê lắp đặt hạ tầng mạng phục vụ vận hành thị trường. Tất cả các chủ đầu tư điện độc lập dường như đều phải bắt tay với Công ty viễn thông EVN IT, là đơn vị thuộc EVN để lắp đặt khâu này. Vị Tổng giám đốc điện lực Nhơn Trạch 2 kiến nghị: "Nếu thế, đề nghị Bộ Công Thương nêu rõ, đơn vị độc quyền làm việc này là EVN IT, để chúng tôi còn làm theo thủ tục chỉ định thầu, nếu không sau này, chúng tôi sẽ bị vướng vào Luật Đầu thầu. Người ta sẽ hỏi, công nghệ thông tin thì ai cũng làm được tại sao chỉ có thuê EVN IT?"
Cũng theo ông Quốc, công ty mua buôn điện duy nhất thực chất núp dưới cái bóng của EVN. Tuy là đơn vị có nhiệm vụ ký kết hợp đồng, thanh toán với các nhà máy điện độc lập nhưng là dưới sự ủy quyền của EVN mà thôi. Do đó, chỉ khi nào EVN duyệt kế hoạch vốn, cấp tiền thì công ty này mới thanh toán trả tiền điện cho các nhà máy điện.
Ông Quốc than thở: "Đến lúc bị thanh toán chậm, chúng tôi không biết kêu ai? Có thể hiện nay EVN bị lỗ do giá điện mua ngoài cao nhưng không phải giá mua từ tất cả nhà máy độc lập phát điện đều khiến EVN bị lỗ cả. Như hiện nay, EVN mua điện của Nhơn Trạch 2 giá dưới 5 cent/kWh là không bị lỗ thì không có lý do gì để chậm thanh toán cả."
Vì thế, ông Quốc đề nghị trong thị trường phát điện cạnh tranh, bộ Công Thương phải xác định vai trò của công ty mua bán điện cụ thể hơn, đồng thời có cơ chế tiền thu được từ bán điện thì phải ưu tiên trả tiền điện cho các nhà máy điện độc lập.
Trước những lo ngại trên, ông Trần Tuệ Quang, Trưởng Ban Giá phí của Cục Điều tiết điện lực cho rằng, về tinh thần Thông tư 41, khi thỏa thuận ký hợp đồng mua bán điện, chủ đầu tư đã phải tính toán rủi ro rồi nên sẽ không có chuyện điều chỉnh giá đã đàm phán trong vòng đời dự án, dù đầu ra của EVN có cơ chế điều chỉnh giá theo thị trường.
Tuy nhiên, Chính phủ và Bộ Công thương đã xem xét có cơ chế cho phép điều chỉnh các hợp đồng này khi có biến động tỷ giá, nhiên liệu... Như vậy, một mặt các nhà máy phát điện được phép đưa rủi ro phát sinh vào tính giá bán điện cho EVN, một mặt, phải đảm bảo lộ trình từ từ để tài chính của EVN không bị tác động mạnh.
Về vai trò của EVN, ông Quang cho biết: "Hiện Công ty mua bán điện là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN. Vừa qua, do tài chính khó khăn nên xảy ra việc EVN nợ tiền một số nhà máy điện. Trong thị trường, chúng tôi đã yêu cầu EVN lập qui trình thanh toán nội bộ, chuyển tiền nội bộ với các công ty điện lực. Ngoài ra chúng tôi đang tìm kiếm cơ chế bảo lãnh thanh toán."
Lý giải việc "chỉ định thầu" cho đơn vị viễn thông của EVN thực hiện hạ tầng mạng, đại diện Cục điều tiết điện lực giải thích: "Chính phủ giao phải vận hành thị trường thí điểm phát điện cạnh tranh làm gấp nên Chính phủ đã yêu cầu tạm thời giao cho EVN trang bị các thiết bị cho thị trường. Sau này khi vận hành chính thức, các đơn vị điện lực có thể tự trang bị các thiết bị theo mô hình của EVN IT".
(Theo VEF. VN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình