Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 20/07/2011 - 10:11
Sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức ra thông báo tạm dừng chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ lúa hè thu, hàng ngàn nông dân một nắng hai sương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tỏ ra ngỡ ngàng, lo lắng.
Dù đang vào cao điểm thu hoạch, nhưng nông dân ĐBSCL kém vui vì ảnh hưởng từ việc tạm dừng mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Ảnh: NHẬT HỒ
Bởi do những nhiễu động của thời tiết và thị trường vật tư nông nghiệp đồng loạt tăng cao nên giá thành đầu vào của hạt lúa đạt mức cao nhất so nhiều năm gần đây. Trong khi đó việc tiêu thụ lúa gặp trùng điệp khó khăn, nông dân chấp nhận bán giá rẻ mà vẫn khó tìm được người mua.
Lo lắng đầu ra
Để khách quan, tránh suy nghĩ áp đặt một chiều, đúng 1 tuần lễ sau khi VFA chính thức công bố hoãn thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, chúng tôi về Đồng Tháp - một trong những địa phương có sản lượng lúa vào bậc nhất vùng ĐBSCL. Quả tình đây là vụ lúa thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận với nhiều luồng ý kiến chưa thật trùng khớp, thậm chí trái chiều khi kẻ nói giá tăng, dễ bán, người nói giá sụt, khó tìm được người mua.
Dọc hai bên lộ nhựa từ huyện Thanh Bình vào huyện Tân Hồng giờ trở thành những bãi phơi lúa bất tận. Với kinh nghiệm hàng chục năm gắn bó với hạt lúa, lão nông Vũ Quốc Thông - ấp 3, thị trấn Sa Rày, huyện Tân Hồng bộc bạch: “Khi nào nhìn thấy nông dân phơi lúa hè thu trên lộ là biết chắc họ đang bí đầu ra”. Theo ông Thông, có đến 1.001 lý do để nông dân phải bán lúa ngay sau khi thu hoạch: Trả nợ ngân hàng, nợ của các cửa hàng vật tư nông nghiệp, rồi chi phí sau thu hoạch...
Vừa nghe tôi hỏi giá lúa, anh Võ Văn Lơ - ấp 3, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình đã nổi cơn thịnh nộ: “Người nói 6.000 đồng/kg, kẻ nói 7.000 đồng/kg lúa khô, nhưng chỉ là lời đồn. Tui thu hoạch 1ha được hơn 5 tấn, nhưng kêu suốt mấy ngày nay mà có thấy ai mua đâu”. Không bán được lúa, anh Lơ phải huy động cả nhà, rồi thuê nhân công mang lúa ra phơi dọc theo lộ nhựa để tránh bị lên mọng, nghĩa là phải tốn thêm khoản chi phí không nhỏ vì vào thời cao điểm nhiều người cần phơi lúa như hiện nay, giá nhân công tăng lên đến 150.000, thậm chí 200.000 đồng/người/ngày.
ThS Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin, Sở NNPTNT Đồng Tháp nhận định: “Thông tin tạm ngừng mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ vừa xuất hiện đã gây ảnh hưởng xấu đến giá lúa và làm nhiều nông dân hoang mang”. Theo ông Tuyên, một số thương lái sẽ lợi dụng thông tin này để “đè giá” lúa, trong khi đó nông dân thì chỉ có lựa chọn duy nhất là phải bán để trang trải chi phí, nay nghe thông tin này thì càng hoang mang hơn, chấp nhận bán lúa bằng mọi giá.
Ông Trần Văn Thọ - có 3ha sản xuất lúa hàng hóa tại xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) thẫn thờ: “Vậy là số phận người nông dân lại rơi vào cảnh không được quyền định đoạt sản phẩm của mình làm ra như trước đây nữa rồi. Tất cả phó mặc cho hàng xáo, mua giá thế nào cũng được. Nhà nông chúng tôi có nguy cơ mất đi lời cam kết đảm bảo lãi 30%”.
Nếu không bán được lúa gạo vụ hè thu, người nông dân thực sự gặp khó. Ảnh: NHẬT HỒ
Ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu - cho biết: “Chúng tôi hết sức lo lắng trước thông tin này. Tác động của thông tin này cho đến nay vẫn chưa thấy, nhưng sẽ vô cùng khó khăn cho nông dân khi thu hoạch rộ. Lúc đó, người nông dân sẽ không còn quyền cò kè với hàng xáo khi lực lượng này mua lúa giá thấp”.
Tại Sóc Trăng, lượng lúa hàng hóa lên đến hơn 800.000 tấn, tập trung tại các huyện: Ngã Năm, Thạnh Trị, Long Phú, Mỹ Xuyên. Đời sống kinh tế, tinh thần của họ gắn chặt vào sự trồi sụt của giá lúa mà chưa bao giờ họ tính toán được. Thiếu chuẩn để tư thương thu mua lúa, giá sẽ biến động khó lường đó là điều chắc chắn xảy ra trong niên vụ này.
Lúa hè thu còn nhiều, nên mua tạm trữ - đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Sáng - nông dân tỉnh Hậu Giang. Ông Sáng băn khoăn: “Tôi không biết giá lúa mấy ngày giảm do nguyên nhân nào, có phải do thông tin ngừng mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hay không. Theo tôi không nên ngừng mua tạm trữ ở thời điểm lúa trong bồ của nông dân còn nhiều”.
Đường nào cũng lỗ
Trong khi đó tại một số địa phương ở An Giang, Kiên Giang, nhiều nguồn tin cho biết, các nhà máy đã bán lúa cho các số thương lái từ các địa phương hạ nguồn như Vĩnh Long, Tiền Giang... với giá 5.200-5.300 đồng/kg lúa tươi để minh họa cho thông tin thị trường lúa đang tăng giá. Và theo giải thích của VFA, việc ngừng mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ là do giá lúa trên thị trường đã ở mức cao, nông dân có lãi 30% như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại chưa đồng tình với nhận định này. Thực tế cho thấy lợi nhuận của nông dân đang đứng bên bờ vực.
Do nhiều yếu tố khách quan đã đẩy giá lúa tăng khoảng 46% so với vụ hè thu năm ngoái, nhưng nếu so với mức tăng đến 50% của nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp thì dù có bán được như giá hiện nay, nông dân vẫn bị thua lỗ. Đó là chưa kể thực tế phần lớn giá lúa mà các cơ quan truyền thông đưa tin là giao dịch giữa doanh nghiệp (thương lái) tại chỗ với doanh nghiệp (thương lái) từ các nơi khác đến. Thực tế giá lúa mà nông dân bán ra thấp hơn. Và nếu cộng thêm các chi phí khác như thuê đất, thuê nhân công, lãi suất ngân hàng... thì lợi nhuận của nông dân càng thêm mong manh. ThS Nguyễn Phước Tuyên cho biết thêm: “Do Bộ
NNPTNT có chủ trương tăng diện tích lúa thu đông nên nhiều địa phương đã tổ chức xuống giống vụ hè thu 2011 vào tháng 3-4, đây là thời điểm nắng nóng làm tiêu tốn nhiều chi phí bơm tưới, nhưng lại giảm năng suất lúa, giảm chất lượng hạt gạo như độ bạc bụng tăng, chất lượng xay xát giảm”.
Dù rất bức xúc với thông tin này, nhưng hiện tại lãnh đạo các địa phương khó có thể làm gì hơn. Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Đồng Tháp Phan Kim Sa, tỉnh sẽ tăng cường việc thường xuyên theo dõi thị trường, để kịp thời kiến nghị với Chính phủ can thiệp khi diễn biến xấu hơn.
(Theo LĐO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên