Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều biện pháp gỡ khó cho bất động sản

Thứ năm, 17/01/2013 - 07:14

(Thanh tra)- Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp để cứu thị trường bất động sản (BĐS) như: Cân đối cung - cầu; chuyển đổi căn hộ to thành căn hộ nhỏ tùy theo vị trí; xử lý nợ xấu cho doanh nghiệp (DN) BĐS; tạo điều kiện cho người mua nhà xã hội với lãi suất ưu đãi; giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5%; xây dựng mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở... Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu các giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra sát với thực tế thì thị trường BĐS mới trở về quỹ đạo của nó.

Chủ đầu tư dự án (D.A) Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội là Cty Sông Đà Thăng Long bày tỏ: Trước đây, do thiếu vốn nên công trình hoạt động cầm chừng, khách hàng không yên tâm đóng tiền cho chủ đầu tư. Sau khi được vay vốn giá rẻ để tiếp tục hoàn thiện, chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ, trong quý II năm nay tiến hành bàn giao nhà. Hiện, mới có 600/3.000 căn hộ do Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư được vay vốn.

Như vậy, với tổng mức đầu tư gần 8 ngàn tỷ đồng, trong đó, gần 300 tỷ đồng được vay ưu đãi, vẫn là số tiền quá ít so với tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, đây lại là vốn “mồi” cho 600 căn hộ hiện gặp khó khăn về vốn. Và, sau khi 600 căn hộ này được đưa vào sử dụng thì chính nó lại là vốn “mồi” cho các căn hộ còn lại.

Các nhóm giải pháp cứu thị trường BĐS của Bộ Xây dựng như: Cân đối cung - cầu; chuyển đổi căn hộ to thành căn hộ nhỏ tùy theo vị trí; xử lý nợ xấu cho DN BĐS; tạo điều kiện cho người mua nhà xã hội với lãi suất ưu đãi và trả trong nhiều năm; giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5% cho người mua nhà với diện tích 70m2, mức giá dưới 15 triệu đồng/m2; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện ưu đãi cho các DN phát triển nhà ở xã hội; nới rộng các điều kiện cho người mua nhà ở xã hội...

Một trong những giải pháp được nhiều người trông đợi đó là chia nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nhiều người e ngại, khi chia nhà thương mại thành nhà ở xã hội, lượng dân cư sẽ nhiều hơn, khó điều chỉnh quy hoạch và sẽ gặp ách tắc trong quá trình triển khai.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, chỉ chuyển những D.A nhà ở thương mại đã có nhưng chưa đầu tư, chưa xây dựng và chỉ thay đổi quy hoạch lại D.A. Phải khuyến khích DN làm, nhưng cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Sau khi thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tại 11 tỉnh, TP, Bộ Xây dựng nhận thấy có một số kiến nghị cần triển khai như: Tạm ngừng, đình hoãn một số D.A chưa giải phóng mặt bằng hoặc chưa có nguồn vốn để triển khai.

Nhiều chủ đầu tư bày tỏ, D.A nào cần được hỗ trợ thì chắc chắn được tiếp cận nguồn vốn. Hình thức bán hàng phải chuyên nghiệp. Tuy cùng một giá nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, bảo đảm pháp luật và quyền lợi người mua nhà. Thậm chí, nên cho Việt kiều được mua nhà, cho các DN được trả bằng các sản phẩm nhà thay vì bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, phải có cơ quan giám sát, kiểm tra có bao nhiêu DN được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ theo công bố của ngân hàng.

Từ góc nhìn của mình, TS Kinh tế Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cảnh báo: Việc thành lập Cty xử lý nợ xấu BĐS là không mới so với thế giới. Nhưng, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 2008, chúng ta nên xem đó là bài học, là kinh nghiệm. Như vậy, chúng ta đang chứng khoán hóa nợ xấu của BĐS, vốn Nhà nước bỏ vào đây và quay lại 30 năm sau trả hết nợ. Cần nghiên cứu một cách cân nhắc, nếu không khi bán nhà rồi, người ta lại đem đi thế chấp tiếp. Nếu DN nào không hòa nhập được với thị trường, thì lúc này nên rút khỏi cuộc chơi.

Được biết, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở, trước hết sẽ được thí điểm ở Hà Nội và TP HCM trong năm nay. Đây là định chế tài chính để cấp vốn cho thị trường nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Theo đề án, quỹ tiết kiệm nhà ở được hình thành từ vốn hiện có của quỹ phát triển nhà ở; nguồn đóng tiết kiệm và trả nợ của đối tượng có nhu cầu tham gia đóng vào quỹ; từ ngân sách Trung ương; 30% lợi nhuận từ phát hành xổ số; phát hành trái phiếu nhà ở. Lãi suất huy động bằng 1/2 lãi suất vay thương mại (dự kiến 5%/năm), lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động cộng thêm 1%.

Hy vọng, với các giải pháp của Bộ Xây dựng, những khó khăn của thị trường BĐS năm 2013 sẽ được tháo gỡ.

Năm 2013 tiền mặt sẽ lên ngôi

Tại Hội thảo Dự báo toàn cảnh thị trường TP Hồ Chí Minh do Cty CBRE Việt Nam tổ chức ngày 15/1, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, nhận định: Năm 2013 sẽ là năm mà tiền mặt lên ngôi.

Theo Tổng Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, trong đầu năm 2013, thị trường đã được định giá thực tế hơn bao giờ hết. Tất nhiên, vẫn có một số D.A có mức giá không phù hợp với sản phẩm hoặc vị trí, nhưng có một số D.A đã giảm đáng kể để đưa ra một mức giá thực tế và hấp dẫn hơn. Với những cắt giảm đó, “chúng tôi tin rằng, năm 2013 sẽ chứng kiến một tỷ lệ cao hơn những người mua đầu tiên tham gia vào thị trường, đặc biệt với những D.A ở phân khúc bình dân”.

Ông Marc Townsend cũng cho rằng, trong khi thị trường BĐS Việt Nam có thể không phải là cột mốc sáng chói như trước đây, nhưng lĩnh vực BĐS vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu từ đến châu Á và các khu vực khác. Việt Nam với một số mảng BĐS đã gần chạm đáy, sẽ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch mở rộng và thâm nhập vào Việt Nam.

Thanh Uyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khủng hoảng thiếu Oxy – Oxy quý hơn Vàng

Khủng hoảng thiếu Oxy – Oxy quý hơn Vàng

(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.

Liên Hương

21:27 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm