Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 27/12/2011 - 10:58
(Thanh tra)- Dù lãi suất huy động vốn đã giảm (14%/năm) và chỉ số lạm phát liên tục trong 4 tháng qua đều dưới 1%, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) đến nay vẫn còn cao. Với chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay từ 7 - 10% (chưa kể nhiều khoản phí khác mà NH áp đặt) khiến nhiều doanh nghiệp (DN) và hộ sản xuất, kinh doanh “sống dở, chết dở”.
Tối ưu hóa lợi nhuận
Theo thống kê chưa đầy đủ, 11 tháng qua, cả nước đã có gần 48.000 DN (phần lớn là DN vừa và nhỏ) phá sản với hàng vạn lao động bị thất nghiệp. Con số này vượt gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2010. Nhiều DN chưa phá sản thì cũng “chết lâm sàng” vì thiếu vốn, lãi suất cao, hàng hóa ứ đọng nhiều, thua lỗ lớn. Để có vốn hoạt động, không ít hộ sản xuất, kinh doanh phải vay “nóng” bên ngoài với lãi suất cao.
Theo thông lệ quốc tế, lãi suất cho vay thường chỉ cao hơn lãi suất huy động vốn từ 2 - 3% là NH đã có lãi. Thế nhưng tại Việt Nam, các NH huy động vốn với lãi suất 14%/năm (theo trần lãi suất) từ nhiều tháng nay và lãi suất cho vay phổ biến ở mức 21 - 24%, cao hơn lãi suất huy động “đầu vào” 7 - 10%. Đó là chưa kể nhiều loại phí vô lý khác mà người vay phải “gánh” từ 1 - 3% trên tổng giá trị tiền vay, tiền trả và được “trốn” dưới danh nghĩa công ty con của NH thu. Biết vậy, nhưng NH Nhà nước vẫn cho tồn tại với lý do “cơ chế thị trường, giao dịch thỏa thuận, Nhà nước không thể can thiệp sâu”.
Vì thế, mức lãi sau thuế của 42 NHTM trong 3 quý qua không thua kém so với giai đoạn phồn thịnh năm 2007 với số lãi trung bình từ 1.000 - 3.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều DN, nhất là khối chuyên ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xuất khẩu đều đau đầu với thua lỗ, nợ nần chồng chất, chưa có lối ra.
Cần sự can thiệp của Nhà nước
Sở dĩ, thị trường lãi suất bị đẩy lên quá cao trong thời gian dài vừa qua là do có sự bất cập về nhiều mặt trong quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng - NH Nhà nước. Các NHTM nhỏ ra đời vốn đã “ốm yếu”, nên khi Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa, tín dụng để kiềm chế lạm phát đã lộ rõ những khó khăn, yếu kém như thiếu vốn thanh khoản, vốn cho vay để bảo đảm kế hoạch kinh doanh. Để có vốn, các NHTM nhỏ đã đua nhau tăng lãi suất huy động, giành dật khách hàng, tìm mọi cách để “lách” quy định, thậm chí, thông qua “cò” hoặc thỏa thuận ngầm với khách hàng của NHTM lớn trả lãi tiền gửi cao hơn…
Trong khi đó, các NHTM lớn thừa vốn vì bị khống chế “room” tín dụng đã khai thác mạnh thị trường liên NH để cho nhiều NHTM nhỏ vay với lãi sất cao hơn. Có thời điểm, các NH cho nhau vay lên tới trên 30 - 40%/năm. Còn trên thị trường vốn dân cư, các tổ chức kinh tế, lãi cho vay chia thành 3 nhóm từ 17 - 19%, từ 19 - 21% và trên 22%/năm. Tình trạng trên đã khiến thị trường lãi suất, tín dụng trở nên bất ổn, nhiều rủi ro. Mấu chốt của vấn đề “lách” trần lãi suất hay giao dịch thỏa thuận (khi bỏ trần lãi suất) đẩy lãi suất lên cao để huy động vốn, có nguyên nhân là lãi suất đầu ra bị thả nổi.
Dù rằng, từ tháng 3/2011, NH Nhà nước đã ban hành thông tư “gỡ bỏ” trần lãi suất, các NHTM được huy động và cho vay theo thỏa thuận - nghĩa là theo cơ chế thị trường, thì việc để thị trường vốn lộn xộn, lãi suất cho vay quá cao kéo dài, trách nhiệm chính thuộc về NH Nhà nước. Bởi, đưa hoạt động NH theo cơ chế thị trường là đúng hướng với xu thế hội nhập, nhưng trong bối cảnh cơ chế, chính sách tín dụng chưa đồng bộ, các yếu tố bảo đảm cạnh tranh lành mạnh chưa rõ ràng, nhất là nội bộ ngành NH đang có vấn đề yếu kém thì sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết khi có dấu hiệu bất ổn cho hệ thống NH và nền kinh tế. Để cứu nguy cho các DN và hộ sản xuất kinh doanh khỏi phá sản, an toàn cho hệ thống NH, tạo điều kiện kiềm chế lạm phát, trước mắt Nhà nước cần áp dụng trần lãi suất cho vay. Việc áp trần lãi suất huy động theo các chuyên gia kinh tế là không cần thiết, vì khi đã khống chế được đầu ra, buộc các NHTM phải tính toán kỹ việc huy động và cho vay, có lãi hợp lý, chứ không tùy tiện được.
Anh Thái
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình