Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành Công thương triển khai nhiệm vụ năm 2013

Thứ sáu, 11/01/2013 - 18:46

(Thanh tra) - Ngày 11/01, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Trần Quý

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng: Năm 2012 đã đi qua trong bối cảnh nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức, xuất phát từ các yếu tố như môi trường quốc tế, tình hình trong nước, khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa kết thúc, tăng trưởng kinh tế thương mại thế giới thấp hơn so với dự báo đầu năm. Trong đó, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn là đối tác thương mại, đầu tư của chúng ta bị sụt giảm đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế và trong quá trình hội nhập của kinh tế nước ta.

Trong nước, lạm phát cao năm 2011 tiếp tục tác động mạnh, đặc biệt là những tháng đầu năm 2012. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, tình trạng nợ xấu hàng tồn kho tăng cao, đời sống người lao động gặp không ít khó khăn, cộng thêm đó là thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tình hình quốc tế và trong nước đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Công Thương nói riêng.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: ngành công thương có vai trò rất quan trọng trong tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thủ tướng yêu cầu, ngành công thương cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời có các biện pháp bảo vệ thị trường trong nước. Ngành cũng cần rà soát lại quy hoạch các ngành công nghiệp, đi liền với đó là xây dựng chiến lược phát triển đúng và trúng, để có những giải pháp mạnh, đạt được mục tiêu năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, xây dựng được thể chế chính sách có hiệu quả. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành công thương cần đặc biệt quan tâm đến công tác đàm phán các hiệp định song phương và đa phương, tạo thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu và bảo vệ  sản xuất trong nước.

Báo cáo của Bộ Công thương nhận định, năm 2013, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro; thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế không cao hơn nhiều so với năm 2012. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn. Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm nhưng nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn khá thấp so với mức đề ra cho cả thời kỳ 2011 - 2015, trong khi chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Để góp phần thực hiện mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội của cả nước năm 2013, mục tiêu của ngành Công Thương là: Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 126,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012; Tổng kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt khoảng 136 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2012.

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 8%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức 8%.
 
Nhằm đạt được các mục tiêu trên, năm 2013 ngành Công Thương cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng: chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện các đột phát lớn trong Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; cụ thể là tham gia tạo lập môi trường cạnh tranh, bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp và thương mại; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, tập trung vào hệ thống sản xuất và phân phối điện…

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm