Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/05/2011 - 11:24
(Thanhtra)- Với diễn biến ảm đạm của thị trường chứng khoán (TTCK), không khó để nhận ra ngành Chứng khoán là ngành bị ảnh hưởng nặng nhất: Hàng loạt công ty chứng khoán (CTCK) bị điểm mặt chỉ tên với những kết quả kinh doanh khá xấu.
“Đại gia” cũng lỗ
Theo báo cáo kiểm toán năm 2010 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hồi cuối tháng Ba vừa qua, toàn thị trường có đến 24 CTCK báo cáo lỗ với tổng mức lỗ 574 tỷ đồng. Trong đó, CTCK Kim Long lỗ nặng nhất, hơn 100 tỷ đồng; CTKC Hải Phòng lỗ 48 tỷ đồng; CTCK Hà Nội lỗ gần 6 tỷ đồng; CTCK Vina lỗ hơn 35 tỷ đồng... Ngoài ra, một số CTCK đã lỗ liên tục ba năm liền như CTCK Miền Nam lỗ từ năm 2008 đến nay tổng cộng gần 22 tỉ đồng, vốn điều lệ tính ra chỉ còn 18 tỉ đồng. Nếu năm nay lỗ tiếp, có thể công ty này hết cả vốn. Tương tự, CTCK Nam An, CTCK Thành Công cũng lỗ 3 năm liền. Bây giờ nếu được “bơm” thêm vốn, các đơn vị này cũng khó tìm ra cách tồn tại, chưa nói đến phát triển. Lối thoát duy nhất và khả thi của họ là TTCK “ấm” lên, bộ phận tự doanh của họ có thể hoạt động, môi giới, tư vấn có thể có khách hàng. Còn hiện tại họ vẫn phải tiêu tốn cho chi phí thuê mướn trụ sở, nhân viên, máy móc trong khi doanh thu thì chẳng được bao nhiêu.
Số liệu báo cáo Quý I/2011 của ngành Chứng khoán lại càng tệ hơn. Trong tổng số 105 CTCK, chỉ có CTCK TP. Hồ Chí Minh và CTCK Kim Long (KLS) là có lãi. Tuy nhiên, mức lãi của CTCK TP. Hồ Chí Minh đã giảm gần 20% so cùng kỳ năm trước; còn KLS chỉ lãi vỏn vẹn 30 tỷ đồng nhờ vào gần 2.000 tỷ đồng gửi tiết kiệm. Những CTCK khác như SSI, VND, AVS đều công bố mức lỗ từ vài chục cho đến cả trăm tỷ đồng. Trong đó, SSI công bố con số thua lỗ 102 tỷ đồng và đây là lần đầu tiên một CTCK đầu ngành, được xếp ở hàng “chiếu trên”, thuộc hàng “đại gia” như SSI gặp phải. Những CTCK khác như WSS, APG, APS dù chưa công bố kết quả kinh doanh Quý I/2011, nhưng nhiều nhà đầu tư e ngại, khả năng thua lỗ là rất cao bởi quý trước đó (IV/2010), các công ty này đều thua lỗ (WSS lỗ 41 tỷ đồng, APG lỗ 3,19 tỷ đồng, APS lỗ 16,57 tỷ đồng).
Chờ cứu hay tự cứu !
Trong bối cảnh TTCK được dự báo sẽ tiếp tục ảm đạm và chưa thể phục hồi trong một sớm một chiều, các CTCK trước nguy cơ thua lỗ kéo dài đã phải tự cứu mình bằng cách chào bán cổ phiếu cho đối tác khác như vụ CTCK Gia Quyền (EPS) thỏa thuận để được CTCK KIS của Hàn Quốc góp 49%, tăng vốn điều lệ từ 135 tỷ lên 236,6 tỷ đồng và đổi tên thành CTCK KIS Việt Nam; CTCK E-Việt (EVS) được tăng vốn từ 35 tỷ lên 161 tỷ đồng và đổi tên thành CTCK Navibank; CTCK Miền Nam tăng vốn từ 40 tỷ lên 340 tỷ đồng. Trong năm 2010, TTCK cũng chứng kiến nhiều vụ CTCK thay tên đi kèm với việc “đổi chủ” khác như: Chứng khoán Viettranimex đổi tên thành Chứng khoán Liên Việt, Chứng khoán Thái Bình Dương đổi tên thành Chứng khoán Trí Việt, Chứng khoán Standard đổi tên thành Chứng khoán Maritime Bank. Cũng có công ty không đổi tên nhưng phải “nhường” lại chức chủ tịch hội đồng quản trị cho đối tác nước ngoài, như CTCK Vina. Bên cạnh đó, hầu như các CTCK đều đã thu hẹp quy mô bằng việc đóng cửa chi nhánh, đại lý nhận lệnh, hạn chế tự doanh, hạn chế lưu ký và song song đó là tập trung nhiều hơn cho công việc thúc đẩy hoạt động môi giới, tư vấn doanh nghiệp… Thực tế này cho thấy rất nhiều CTCK đang tự vận động bởi không thể ngồi nhìn, chờ chết, mà trước tiên phải có một vài giải pháp nhỏ để tồn tại, chờ thời cơ (cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ, TTCK hồi phục…).
Quy luật đào thải
Theo nhận định của một chuyên gia,trào lưu thành lập CTCK bắt đầu từ 5 năm trước trước thềm Việt Nam gia nhập WTO. Những người bỏ vốn vào lĩnh vực này tính toán sự mở cửa hội nhập sẽ kéo theo làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài và từ đó có thể bán CTCK cho nước ngoài thu lãi lớn. Một số nhà đầu tư nước ngoài cùng chung lối nghĩ thế với kỳ vọng dịch vụ chứng khoán Việt Nam thăng hoa. Trong một thị trường tài chính sơ khai, dịch vụ tài chính chắc chắn là một lĩnh vực có tiềm năng. Số lượng CTCK bùng nổ từ đó.
Tuy nhiên, với quy mô nhỏ và thanh khoản giao dịch không bằng số lẻ của thị trường các nước xung quanh, TTCK Việt Nam chỉ cần từ 20 đến 30 CTCK là đủ cung cấp dịch vụ cho cả triệu tài khoản đã mở. Như vậy, hơn 70 - 80 CTCK còn lại với số tiền đầu tư hàng ngàn tỉ đồng đang phải tự cứu mình nếu không muốn đi vào con đường phá sản.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây là dịp để thị trường thanh lọc. Những công ty nhỏ, vốn kém, nghiệp vụ kém, hạ tầng yếu… sẽ phải nhường chỗ cho những công ty làm ăn nghiêm túc và chuyên nghiệp. Có như vậy thì bộ mặt của TTCK mới sáng sủa lên phần nào và các CTCK “sống” được qua giai đoạn này cũng nhờ đó mà nghiêm túc đánh giá, điều chỉnh lại hoạt động của mình.
Đây chính là sự sàng lọc tự nhiên của kinh tế thị trường. TTCK Đài Loan thời điểm cao nhất có 278 công ty, sau đó sụt giảm còn 48 công ty. TTCK Thái Lan trước đây cũng có tới hơn 200 CTCK, sau đó giảm xuống còn hơn 50 công ty. Nên, việc thị trường sẽ có sự đào thải, sắp xếp lại là tất yếu.
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà