Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/09/2011 - 00:11
(Thanh tra)- Điệp khúc kêu “lỗ”, thiếu vốn rồi đề nghị tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn khiến dư luân phản ứng gay gắt. Bởi lỗ như thế nào, các khoản chi phí ra sao, các nguồn vốn được đầu tư, khai thác hiệu quả chưa... lại không được EVN phân tích nên luôn là ẩn số đối với người tiêu dùng.
* EVN Đang đầu tư ngoài ngành với số vốn trên 3.500 tỷ đồng.
Từ ngày 1/3/2011, giá điện đã tăng 15,28%. Chỉ sau chưa đầy 6 tháng, EVN lại đề nghị tiếp tục tăng giá điện trong tháng 9 này. Theo EVN, việc tăng giá điện nhằm bảo đảm cân bằng về tài chính. Ngoài ra, việc tăng giá điện còn để đáp ứng tổng nhu cầu đầu tư của EVN đến năm 2015, dự kiến khoảng 832.000 tỷ đồng, trong đó ngoài vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau, EVN đang còn thiếu khoảng 599.000 tỷ đồng.
Một trong những lý do quan trọng của việc chưa có sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề tăng giá điện là tính minh bạch trong hoạt động của EVN. Hàng loạt chỉ số cấu thành giá điện chưa được tập đoàn này công bố, khiến mỗi lần tăng giá điện là một lần gây nên những phản ứng trong xã hội. Trong một kế hoạch kiểm toán được Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 3 vừa qua, cơ quan này cho biết, sẽ tập trung kiểm toán chủ yếu vào cơ cấu hình thành giá điện. Qua đó, làm rõ đợt tăng giá điện từ ngày 1/3/2011 vừa qua có hợp lý không? Ngoài ra, Kiểm tóan Nhà nước sẽ làm minh bạch những yếu tố cấu thành giá điện, yếu tố tăng và tiết kiệm chi phí, tiết giảm điện.
Nhớ lại, cuộc kiển toán do Kiểm toán Nhà nước thực hiện năm 2007, được dư luận quan tâm là, tổng giá thành tiêu thụ điện năm 2007 của EVN 45.425 tỷ đồng, bình quân giá thành 777,25 đồng/kWh (chưa gồm lãi vay), nhưng giá bán điện thực tế bình quân của EVN 860,14 đồng/kWh. Chênh lệch do tăng giá bán điện năm 2007 hơn 3.402 tỷ đồng. EVN cho rằng, nếu giảm mua điện ngoài càng giảm lỗ. Những dữ liệu khác được Kiểm toán Nhà nước đưa ra cũng cho thấy, việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn Nhà nước tại EVN bị buông lỏng. Cụ thể, việc quản lý vốn bằng tiền, quản lý nợ phải thu, vật tư hàng hóa lỏng lẻo đã dẫn tới vốn bị chiếm dụng, vật tư tồn đọng, kém phẩm chất, phát sinh nợ khó đòi. Bên cạnh đó, quy trình quản lý than nhiên liệu thiếu chặt chẽ, dẫn tới chi phí sản xuất điện tăng lên (391 tỷ đồng tại 2 nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và Uông Bí).
Việc EVN đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... với tổng số vốn 3.590 tỷ đồng, tuy chỉ chiếm 7,22%/vốn đầu tư cũng cho thấy EVN chưa làm tròn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện. Trong khi đó, tiến độ đầu tư theo quy hoạch phát triển hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 (tổng Sơ đồ Điện VI) trong 2 năm 2006 và 2007 còn chậm. Trong một báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp T.Ư vừa công bố về tình hình sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn, tổng Cty Nhà nước, EVN cũng góp mặt trong danh sách những doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành với 2,8% vốn điều lệ, tương đương với 2.100 tỷ đồng. Con số này khiến dư luận đặt câu hỏi, tại sao các khoản đầu tư này chưa được thoái hết, dù tập đoàn này đang thiếu vốn và kinh doanh lỗ (EVN dự kiến lỗ trên 11.600 tỷ đồng trong năm nay).
Trong khi đó, viêc tăng giá điện sẽ đồng nghĩa với hàng loạt sản phẩm khác tăng giá theo, điều này cũng đồng nghĩa với việc EVN đẩy yếu tố lạm phát tăng lên. Thậm chí, nếu tăng giá điện vào lúc này không khác nào "đổ thêm dầu vào lửa", khiến những nỗ lực đối phó với lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao của Chính phủ càng khó khăn hơn. Bình luận về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, dù đã có chủ trương và biện pháp để đưa giá điện theo thị trường, nhưng bởi điện là mặt hàng đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế nên không thể thường xuyên điều chỉnh. Vì thế, nếu Nhà nước không có những biện pháp quyết liệt, việc thực hiện Quy hoạch Điện VII sẽ khó hoàn thành như đã từng diễn ra với Quy hoạch Điện VI.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, việc bảo đảm đưa vào vận hành khoảng 5.000 MW/năm là vấn đề hết sức nan giải khi suất đầu tư một nhà máy điện tiếp tục tăng. Khó khăn lớn nhất là việc huy động vốn. Một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện Quy hoạch điện VII là mở ra cơ chế điều chỉnh giá điện để giá gần tiếp cận với thị trường. Bởi, nếu giá điện cứ tăng theo cảm tính mà không có sự minh bạch, lúc nào cũng kêu lỗ, ngành Điện khó có thể tìm được sự đồng thuận trong xã hội.
Minh Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình
Phương Anh