Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/07/2011 - 11:02
(Thanh tra) - Từ gần 10 năm trước, cơ quan Thuế của TP. Hồ Chí Minh đã công bố lo ngại về việc gần 50% số doanh nghiệp (DN) FDI của thành phố công bố thua lỗ. Còn theo thống kê của Tổng cục Thuế, thì suốt từ năm 1998, số DN báo lỗ luôn chiếm đến 40 - 50% tổng số DN FDI của cả nước. Thực trạng này vẫn tiếp diễn đến nay, đã gây thất thoát thuế nhiều ngàn tỷ đồng…
Báo động chuyển giá
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hoàng Anh Tuấn cho biết, dù mới kiểm tra 3.400 DN FDI nhưng số lỗ đã lên tới 4.000 tỉ VND. Mặt khác, lộ trình giảm thuế khi gia nhập WTO đã hấp dẫn nhiều DN FDI chuyển sang nhập khẩu hàng hóa và bán tại VN, thay vì sản xuất. Xu hướng này không chỉ làm giảm chất lượng thu hút FDI mà còn tăng thêm tình trạng mất cân đối cán cân thương mại.
Gần đây là kết quả thanh tra của Bộ Tài chính đối với 90 DN FDI tại 10 địa phương, có 90% số DN FDI này “bị” lỗ liên tiếp 3 năm 2007-2009. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương có trên 90% DN bị thanh tra là có phát hiện lỗ.
Do vậy, kiểm tra hoạt động thực tế để siết chặt quản lý FDI đã trở thành việc bắt buộc phải làm. Thực tế, Bộ Tài chính đã thanh tra 82 DN FDI, nhưng phản hồi cho thấy tỉ lệ DN báo cáo lỗ đã giảm hẳn, đồng thời số thuế các DN FDI nộp năm tháng đầu năm nay tăng tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, từ cách thức trốn thuế trên của DN FDI, hoàn toàn có thể đặt câu hỏi: Các DN vốn trong nước có thể “làm” được như thế? Sẽ không có gì ngạc nhiên trước câu trả lời này: Hoàn toàn có thể. Vì thực tế, khai khống vẫn đang rất phổ biến trong các DN nội địa. Hoạt động khai khống diễn ra không chỉ ở các DN ngoài quốc doanh, mà ở ngay các DN Nhà nước, cũng không chỉ diễn ra ở khối các DN, mà cả ở khối các tổ chức tài chính, thậm chí cả ở các... tổ chức, đoàn thể.
Trong làm ăn, kinh doanh, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, vì vậy việc có những năm phải gánh chịu thua lỗ là điều khó tránh. Nhưng việc có đến 40-60% DN FDI liên tục báo cáo thua lỗ trong nhiều năm, thì lại không bình thường.
Với các dự án kiểu này thì kết quả thu hút vốn FDI từ nó cũng là... “ảo”. Vốn đầu tư ban đầu cho dự án đã là ảo thì kết quả thực hiện cuối cùng cũng không thể là thật. Hệ lụy kéo theo là sai lệch kết quả, hiệu quả đầu tư FDI thực tế. Và từ đó làm sai biệt các chỉ số đánh giá hiệu quả sản xuất của nền kinh tế nói chung. Ở góc nhìn này sẽ thấy, vấn đề từ hiện tượng DN có vốn FDI trốn thuế không chỉ là việc của ngành Thuế, mà thực tế là câu chuyện về chất lượng tăng trưởng. Nghĩa là, không thể đánh giá chất lượng tăng trưởng thật, nếu số liệu đầu vào và số liệu hoạt động thực tế của nó đã bị làm giả.
Lỗ của các DN FDI là công khai, kéo dài, và là lỗ tưng bừng y như kết quả thu hút đầu tư vốn FDI hàng năm lên tới hàng chục tỉ USD của cả nước. Mâu thuẫn ấy ai cũng nhìn thấy, nhưng việc xem xét, xử lý thì lại quá chậm rãi. Tới mức, như một chuyên gia kinh tế nhận xét, dường như yêu cầu minh bạch hóa kết quả hoạt động của các DN FDI đã lờ đi.
Luật chưa đủ mạnh?
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, hoạt động chống chuyển giá đang áp dụng theo Thông tư 66/2010/TT-BTC cho tất cả loại hình DN, cả DN FDI và DN khác. Thông tư này đã khắc phục được nhiều hạn chế các thông tư trước đó đã ban hành. Về cơ bản, với 5 phương pháp xác định giá thị trường: So sánh giá giao dịch độc lập, giá bán lại, giá vốn cộng lãi, so sánh lợi nhuận, tách lợi nhuận của Thông tư này đã phù hợp với thông lệ quốc tế.
Song, giới chuyên gia nhìn nhận, để chống chuyển giá có hiệu quả, hành lang pháp lý hiện nay chưa đủ mạnh, chưa bao quát hết. Các quy định về định giá, chuyển giá chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Hiện chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách phục vụ chống chuyển giá, chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
Mặt khác, để có thể thu thập được bằng chứng xác định hành vi vi phạm, tiến tới khám xét... thì cơ quan thuế phải có thẩm quyền điều tra (kiểm tra đột xuất, khám xét...), tương tự cơ quan điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan, hiệu quả mới có thể nâng cao.
Để mạnh tay hơn với những hành vi chuyển giá, Bộ Tài chính đang xây dựng phương án sửa luật quản lý thuế theo hướng tập trung xử lý các hành vi gian lận thuế và chuyển giá.
Dự kiến, tháng 10/2011, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sẽ được trình và chờ thông qua ở kỳ họp Quốc hội tháng 5/2012. Biện pháp mạnh mẽ nhất được đề xuất là ấn định số thuế trên doanh số khi DN kê khai không hợp lý.
Thụy Vy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền