Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 01/04/2011 - 14:30
(Thanh tra) – Mục tiêu đến năm 2015, ngành công nghiệp khí đạt sản lượng khai thác khí thiên nhiên trong nước trên 14 tỷ m3/ năm. Giai đoạn năm 2016 – 2025, đạt sản lượng 15-19 tỷ m3/ năm.
Chỉ tiêu này được định rõ trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt.
Ngành công nghiệp khí Việt Nam sẽ được phát triển đồng bộ thông qua việc phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế, giảm thiểu tỷ trọng LPG.
Về phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp trong nước, sẽ hoàn thành hạ tầng công nghiệp khí khu vực miền Nam; hình thành và phát triển hạ tầng công nghiệp khí khu vực miền Bắc và miền Trung, từng bước triển khai xây dựng hệ thống mạng nối đường ống dẫn khí liên vùng, liên khu vực; đẩy mạnh đầu tư các dự án xây dựng nhà máy chế biến và xử lý khí (GPP) nhằm chế biến sâu khí thiên nhiên khai thác trong nước (tách ethane, LPG, condensate,…) để nâng cao hiệu quả sử dụng khí và thực hiện tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên.
Các dự án sản xuất LPG trong nước (từ các nhà máy xử lý khí và nhà máy lọc dầu) sẽ được đầu tư phát triển nhằm giảm tỷ trọng và dần thay thế lượng LPG nhập khẩu, mở rộng công suất các kho hiện có kết hợp với triển khai xây dựng các dự án mới để đáp ứng nhu cầu trong nước với quy mô khoảng 1,6 – 2,2 triệu tấn/năm vào năm 2015 và đạt quy mô khoảng 2,5 – 4,6 triệu tấn/năm vào năm 2025. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu dự trữ tối thiểu đạt trên 15 ngày cung cấp trong giai đoạn đến năm 2015.
Phát triển thị trường điện là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm LNG) với tỷ trọng khoảng 70% - 85% tổng sản lượng khí, đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất điện, đẩy mạnh sử dụng khí và sản phẩm khí trong sản xuất hóa dầu, sinh hoạt đô thị và giao thông vận tải nhằm góp phần bảo đảm môi trường, nâng cao giá trị gia tăng của khí. Phấn đâ phát triển thị trường khí với quy mô 17 – 21 tỷ m3/năm vào năm 2015 và 22 – 29 tỷ m3/năm vào giai đoạn 2016 – 2025.
Ước tính sơ bộ, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp nghí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 khoảng 9 - 12,5 tỷ USD theo phương án cơ sở và cao. Trong đó, giai đoạn năm 2010 - 2015 cần khoảng 5,3 đến 5,4 tỷ USD, giai đoạn năm 2016 - 2015 cần khoảng 3,6 đến 7 tỷ USD.
Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, xây dựng phương án định giá khí bán đền hộ tiêu thụ phản ánh đủ các chi phí cung cấp thực tế; xây dựng, ban hành lộ trình và khung biểu giá tiếp cận với giá thị trường áp dụng cho các nhóm hộ tiêu thụ chiến lược (như điện, hóa chất, giao thông vận tải) và chi phí vận chuyển khí đường ống (cụ thể theo từng mức sản lượng và khu vực địa lý). Giá khí cạnh tranh tính cho hộ tiêu thụ điện, giao thông vận tải được tính toán với một tầm nhìn dài hạn và theo phương án có xét đến chi phí bảo vệ môi trường. Tiếp tục duy trì triển khai mô hình thị trường một người mua buôn duy nhất trong giai đoạn đến năm 2020, từng bước phát triển ngành khí theo mô hình thị trường cạnh tranh bán buôn.
Bên cạnh đó, kế hợp hài hòa nguồn vốn đầu tư nhà nước và phát huy tối đa sự tham gia của khu vực tư nhân trong và ngoài nước để đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò khai thác khí thiên nhiên trong nước, phát triển đồng bộ, hiệu quả và bền vững các khâu trên dây chuyền khí; nghiên cứu, đề xuất áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các hợp đồng dầu khí tại các bể sông Hồng, Phú Khánh, Malay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây, Trường Sa – Hoàng Sa nhằm thúc đẩy phát triển khai thác các mỏ quy mô nhỏ, nước sâu, mỏ có hàm lượng CO2 cao để tận thu các nguồn khí thiên nhiên.
Nghiên cứu và đưa các dự án đầu tư liên quan đến thu gom, vận chuyển, chế biến, dự trữ, thương mại, nhập khẩu khí, phát triển sử dụng khí và sản phẩm khí cho giao thông vận tải, khí đô thị (city gas)… vào danh sách lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và cụ thể hóa các chính sách ưu đãi cho các dự án này.
Nhà nước sẽ tiếp tục tham gia đầu tư với tỷ lệ vốn chi phối trong các doanh nghiệp dầu khí của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở về khí; có chính sách phát triển các đơn vị tư vấn, thiết kế và xây dựng mạng đường ống khí, dự trữ khí.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng