Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/05/2012 - 14:11
(Thanh tra)- Ước tính, các làng nghề trên địa bàn Phú Thọ mỗi năm đạt giá trị sản lượng hàng trăm tỷ đồng. Nhiều làng nghề phát triển khá vững, có sức sống tốt, không chỉ giải quyết việc làm mà còn bảo đảm thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động. Thế nhưng, hiện nay nhiều làng nghề đang bị mai một.
Sản phẩm ủ ấm Sơn Vi
Hạn chế dễ nhận thấy ở các làng nghề truyền thống của Phú Thọ là quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chưa chú ý đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, sản phẩm truyền thống không đồng đều nên hiệu quả thấp, rất khó khăn trong việc xuất khẩu. Thu nhập từ làng nghề thấp nên không thu hút được lao động trẻ tham gia. Đứng trước những khó khăn đó, nhiều làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một.
Xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, là một xã thuần nông với trên 2.000 hộ dân. Ngoài sản xuất nông nghiệp, nơi đây còn khá nổi tiếng với làng nghề ủ ấm truyền thống.
Ông Nguyễn Văn Hảo (khu 8, xã Sơn Vi) cho biết, thời còn hưng thịnh, cả làng có tới hàng trăm hộ làm nghề ủ ấm, nhưng đến nay toàn xã chỉ còn gần 20 hộ theo nghề. Sắp tới, nhiều nhà sẽ bỏ nghề này, phần vì sức khỏe không còn, phần vì thu nhập quá thấp nên nhiều người dân không còn tha thiết với nghề nữa.
Mặc dù hiện nay trên thị trường có tới 9 loại ủ ấm, song ủ ấm của Sơn Vi vẫn có những nét riêng vốn có và rất được ưa chuộng.
Trong tình hình khó khăn như hiện nay, làng ủ ấm Sơn Vi cũng đang đối mặt với nhiều thách thức: Sản phẩm đang bế tắc đầu ra, thu nhập của người lao động thấp, sản phẩm mang tính chất thủ công nên mẫu mã hình thức không bắt mắt, không đủ sức cạnh tranh với nhiều loại sản phẩm trên thị trường khiến nhiều người dân bỏ nghề truyền thống.
Hiện, Sơn Vi chỉ có những lớp người “ngoại tứ tuần” như ông Hảo cần mẫn theo nghề. “Chỉ cần tìm được đầu ra tốt cho sản phẩm, ngoài ra đầu tư thêm máy móc, cải tiến sản phẩm thì tôi tin rằng làng nghề ủ ấm của chúng tôi sẽ sống lại mạnh mẽ như những năm trước đây”, ông Hảo khẳng định.
Theo tìm hiểu của PV, mỗi năm gia đình ông Hảo làm được trên dưới 5.000 cái ủ ấm, thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho người dân xã Sơn Vi trên con đường bảo tồn làng nghề truyền thống của quê hương mình.
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm đến việc phát triển làng nghề truyền thống tại địa phương.
Theo đó, giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Phú Thọ tiếp tục tập trung phát triển các làng nghề trọng điểm; gắn phát triển làng nghề với khai thác tốt tiềm năng du lịch, mở rộng xuất khẩu… Nhiều giải pháp được đề ra, như: Ưu tiên phát triển nguồn nguyên liệu để phát triển các loại ngành nghề nông thôn; ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp; tổ chức định kỳ các hội chợ về ngành nghề nông thôn nhằm trưng bày và giới thiệu sản phẩm truyền thống; xây dựng và phát triển làng nghề đã quy hoạch; tổ chức đào tạo nghề nông thôn trên toàn địa bàn tỉnh; huy động mọi nguồn vốn đề đầu tư phát triển làng nghề…
Hy vọng, trước những giải pháp và bước đi cụ thể, các làng nghề truyền thống của Phú Thọ sớm thoát khỏi khó khăn, từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Phương Nhung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà