Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 25/01/2013 - 06:59
(Thanh tra)- Con đường vào làng hương Thạch Mỹ, xóm 1, xã Thạch Mỹ, Lộc Hà, Hà Tĩnh, trong tháng cuối năm trở nên tấp nập kẻ mua người bán.
Ông Phạm Văn Kiểm thoăn thoắt tra que hương vào máy. Ảnh: Yến Yến
Theo chân Xóm trưởng Lê Minh Điện, chúng tôi đến thăm gia đình anh Lê Văn Dũng - một trong những ông chủ trẻ làm hương tiêu biểu. Anh Dũng cho biết: “Để chủ động hàng trong dịp Tết, chúng tôi đã có kế hoạch làm và dự trữ hàng từ nhiều tháng trước. Mỗi năm, nghề làm hương đem lại thu nhập cho gia đình trên 100 triệu đồng”.
Ngoài làm nông nghiệp, người dân ở xóm 1 và xóm 2 của xã Thạch Mỹ xem nghề làm hương là thu nhập chính. Nhờ đó, nhiều hộ đã xây được nhà cửa khang trang, rộng rãi, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.
Có được thành quả như ngày nay, người dân Thạch Mỹ không bao giờ quên công lao của ông Phạm Văn Kiểm, trước làm ở Bộ Vật tư. Sau những ngày đi sơ tán, ông Kiểm đã bén duyên với người con gái ở làng làm hương nổi tiếng thuộc huyện Thạch Thất, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) là bà Trần Thị Lý. Năm 1963, ông, bà rời Hà Nội về Thạch Mỹ sinh sống. Nghề làm hương đã cùng bà về Thạch Mỹ từ đây.
Hương phơi từ nhà ra ngõ. Ảnh: Yến Yến
Dù đã bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng dưới bàn tay của ông Kiểm, những bó hương được phơi xòe ra như những đoá hoa vươn mình lên đón nắng, gió, để đọng lại hương thơm đặc trưng là cầu nối giúp con người đến với thế giới tâm linh.
Ông Kiểm tâm sự: “Vợ chồng tôi bắt đầu làm hương từ năm 1980. Lúc đó, ở Nghệ An và Quảng Bình chưa ai làm cả. Lấy nguyên liệu từ Hà Nội, chúng tôi đã truyền nghề và thuê bà con tranh thủ lúc nông nhàn làm thêm. Nghề làm hương đòi hỏi sự cẩn trọng và tỷ mẩn. Ngày trước hương thơm phải pha chế khoảng 15 vị, nhưng nay, do nguyên liệu đắt nên số lượng các vị pha chế đã giảm. Khác với hương thơm, hương trầm được làm đơn giản hơn bởi nguyên liệu chủ yếu chỉ cần rễ hương và bã mía. Chúng tôi chỉ làm hương trầm vào dịp Tết để thắp và biếu, phục vụ theo đơn đặt hàng”.
Những ngôi nhà mới khang trang mọc lên nhờ nghề làm hương. Ảnh: Yến Yến
Đến nay, Thạch Mỹ có 23 hộ gia đình làm nghề, thu hút hàng trăm lao động, trong đó có cả người già và học sinh.
Một số hộ như gia đình như anh Phan Văn Dũng, bà Lê Thị Lý, ông Phạm Văn Hàn, ông Phạm Văn Thơ, ông Phạm Văn Kiểm… đã vươn lên làm giàu nhờ làm hương. Mỗi ngày người dân nơi đây cũng tiêu thụ được từ 2,5 - 3 vạn thẻ hương từ việc đi bán dạo.
Chị Nga, ở xóm 1 tâm sự: “Tranh thủ lúc nông nhàn, tôi làm thêm cho các hộ gia đình sản xuất hương để có thêm thu nhập nuôi con. Bình quân cũng kiếm được 100 ngàn đồng/ngày”.
Làm hương khó nhất là khâu nhúng hương và phải xoay cho đều tay. Nếu bột dính không đều que hương sẽ không đẹp hoặc bị lở. Việc nhúng hương và trộn bột rất bụi bặm và làm lâu năm dễ mắc bệnh phổi, viêm xoang. Ban đầu nhiều người dân sợ, nhưng lâu dần thành quen lại thấy yêu nghề.
Việc nhúng hương và trộn bột rất bụi bặm và làm lâu dễ bị mắc bệnh phổi, viêm xoang. Ảnh: Yến Yến
Cùng với cách thủ công, người dân đã mua máy làm hương để sản xuất thêm năng suất, chất lượng, đẹp. Hiện, trong làng đã có 10 máy làm hương và 1 máy in nhãn mác để thuận tiện cho việc đóng bao bì, không phải đi lấy nhãn ở Hà Nội như trước.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của người dân là thiếu nguồn vốn. Nếu như chính sách vay vốn ưu đãi cho làng nghề được áp dụng thì sẽ giảm bớt khó khăn và giúp người dân ở đây phát triển kinh tế.
Hương và tục đốt hương luôn gắn với văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam từ bao đời. Làng hương Thạch Mỹ đã góp phần gìn giữ phong tục, tập quán của người Việt.
Yến Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình