Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu có nguồn gốc động, thực vật

Thứ sáu, 04/01/2013 - 15:29

(Thanh tra) – Tham gia tích cực hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP); kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc động, thực vật nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng mất vệ sinh ATTP vào Việt Nam. Đó là mục tiêu quan trọng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhằm quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP trong năm tới.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn "từ trang trại đến bàn ăn" là mục tiêu lớn của ngành Nông nghiệp. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Công nhận doanh nghiệp được xuất khẩu hàng nguồn gốc động, thực vật vào Việt Nam

Trong năm 2012, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch thanh, kiểm tra quy mô lớn. Trong đó, đã tập trung đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giám sát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ; giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, giám sát thủy sản sau thu hoạch, chương trình giám sát mật ong, giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong thịt, rau, măng, giá đỗ, chè…

Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và động vật thủy sản nuôi: Thực hiện lấy 4167 mẫu thủy sản nuôi để thực hiện phân tích 10.734 lượt chỉ tiêu phân tích, phát hiện 62 mẫu vượt quá giới hạn cho phép. Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: Lấy 2.717 mẫu, kiểm tra 7.273 lượt chỉ tiêu và và phát hiện 05 mẫu vi phạm, chiếm 0,18%. Chương trình giám sát mật ong: Lấy 149 mẫu để phân tích các chỉ tiêu về tồn dư  hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả các mẫu phân tích đều cho kết quả âm tính.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản cho biết đã tổ chức tổng kết mô hình thí điểm hệ thống nhận diện, truy xuất đối với sản phẩm rau an toàn từ vùng trồng tới chợ đầu mối tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội; đã xây dựng xong kế hoạch, chuẩn bị đào tạo, tập huấn và dự kiến triển khai thí điểm mô hình kiểm soát ATTP đảm bảo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn đối với chuỗi cung cấp thủy sản cho chợ Bình Điền thành phố Hồ Chí Minh, chuỗi thịt gà tại Bắc Ninh - Hà Nội và chuỗi rau tại Vĩnh Phúc từ đầu năm 2013.

Triển khai mạnh việc kiểm tra vệ sinh ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc động, thực vật nhập khẩu. Đến nay, Bộ đã công nhận 1.204 doanh nghiệp của 36 nước được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật, 2.100 doanh nghiệp chế biến thủy sản của 29 nước được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thủy sản và 13 nước được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.

Sớm xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn


Năm 2013, nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP, Bộ NN&PTNT sẽ sớm hoàn thành trình Chính phủ ban hành đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; đề án giết mổ gia súc, gia cầm an toàn.


Bên cạnh đó, tổng kết các mô hình sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn; rút kinh nghiệm phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cải thiện điều kiện đảm bảo ATTP; áp dụng VietGAP, GMP/HACCP; liên kết chuỗi giữa sản xuất ban đầu - sơ chế, chế biến - lưu thông, phân phối nông lâm thủy sản an toàn.

Tiếp tục triển khai theo kế hoạch các chương trình giám sát quốc gia an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Kiểm tra, đánh giá, phân loại, chứng nhận trên diện rộng đối với đầy đủ các nhóm sản phẩm vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, ưu tiên nhóm sản phẩm đang gây bức xúc về chất lượng, ATTP. Bộ NN&PTNT cho biết sẽ chủ động công khai kết quả phân loại và xử lý kiên quyết các đơn vị vi phạm.


Triển khai mô hình thí điểm đánh giá nguy cơ và kiểm soát ATTP đảm bảo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sớm tổng kết nhân rộng.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, bên cạnh việc tiếp tục giải quyết các rào cản kỹ thuật liên quan đến xuất khẩu nông lâm thủy sản, cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu, ngăn ngừa hiệu quả thực phẩm không đảm bảo ATTP nhập khẩu vào Việt Nam và kịp thời cảnh báo đối với nước xuất khẩu.


Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm