Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 18/12/2011 - 02:19
(Thanh tra) - Từ hiện tượng một vài doanh nghiệp niêm yết (DNNY) công bố ý định rời khỏi sàn, trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, nhiều người tự hỏi liệu hủy niêm yết có trở thành một trào lưu mới?
Thay vì lợi ích của cổ đông đại chúng, việc xin hủy niêm yết còn xuất phát từ cái nhìn ngắn hạn của nhóm cổ đông lớn_TSL
Có thể nói, chưa bao giờ số lượng các DNNY dự định hủy niêm yết nhiều như hiện nay. Mới đây nhất là việc cổ đông Công ty Cổ phần (CTCP) nước giải khát Sài Gòn Tribeco (TRI) và CTCP Xây dựng Công Nghiệp Descon (DCC) đồng loạt thông qua việc hủy niêm yết trên sàn HOSE. Trước đó, một số DNNY cũng công bố ý định hủy niêm yết như CTCP Sông Đà 27 (S27), CTCP Xây dựng Số 11 (V11), CTCP Thực phẩm Quốc tế (IFS), CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT), CTCP Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn... thực tế này cho thấy nhiều DNNY đang tính đến chuyện rời khỏi sàn. Vì sao vậy?
Theo chuyên gia chứng khoán Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán SJC, những lý do đưa đến việc các công ty xin hủy niêm yết là thị trường chứng khoán (TTCK) đã không phản ánh đúng giá trị thực cổ phiếu, sợ bị thâu tóm, không muốn công bố thông tin do gặp nhiều vấn đề quá khó khăn... Ông Tuấn lý giải: “Mục tiêu niêm yết là huy động vốn, tạo tính thanh khoản, nâng cao hình ảnh và gia tăng giá trị cho công ty… nhưng thực tế cho thấy, những mục tiêu này đều không thể tồn tại được. Việc niêm yết không còn có lợi nữa nên DN xin rút”.
Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, khi TTCK hoạt động bình thường, DNNY thường muốn được duy trì niêm yết để tận dụng các lợi thế của thị trường vốn. Khi thị trường tuột dốc, các DN này viện dẫn xin hủy niêm yết do không huy động được vốn từ TTCK, và giá cổ phiếu sụt giảm đã ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty.
Không những thế, việc giá cổ phiếu xuống thấp cũng khiến cho nguy cơ bị thâu tóm tăng cao. Trong khi lợi ích chẳng thấy đâu, DNNY phải tốn chi phí trong việc công bố thông tin, duy trì niêm yết. “Cũng có thể DNNY muốn lợi dụng chuyện hủy niêm yết rồi sau này tái niêm yết để hưởng lợi ích từ việc định giá lại giá thị trường”, ông Chí nói.
Thực tế cho thấy, lý do mà các DNNY đưa ra để xin rời khỏi sàn là để tái cấu trúc lại hoạt động. Lý do này nhìn chung là không đủ sức thuyết phục bởi DN đang niêm yết vẫn có thể tái cấu trúc bình thường. Vậy thực chất mục đích việc làm này là gì?
Theo nhận định của một số chuyên gia, động thái này chỉ có thể xuất phát từ mục đích không minh bạch bởi nhiều DN cho rằng, khi không còn niêm yết, DN không cần phải công khai về các vấn đề nội bộ, hay tình hình hoạt động. Đây là điều hoàn toàn không đúng bởi một khi vẫn còn là CTCP, dù không còn niêm yết, DN vẫn phải thực hiện chế độ báo cáo theo luật định.
Theo một quan chức của UBCKNN, ngoại trừ những DN bị buộc phải hủy niêm yết do sai phạm, và không đáp ứng được điều kiện như DVD, VTA, FPC… mới chỉ có duy nhất một DN tự hủy niêm yết và được cơ quan quản lý chấp thuận. Đó là CTCP Hacinco (HSC) xin hủy niêm yết trên sàn HNX hồi cuối năm 2009 với lý do không đủ điều kiện.
Ngoài mã chứng khoán trên, hiện vẫn chưa có mã nào tự rời khỏi sàn cho dù việc hủy niêm yết đã được đại hội cổ đông của một số DN thông qua. Nói như vậy để có thể thấy, vấn đề tự hủy niêm yết đến nay mới chỉ được DNNY “đánh tiếng” và dừng ở mức hiện tượng, chưa đến mức trở thành một trào lưu.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Đạt Chí cho rằng, nếu tình hình thị trường sắp tới tiếp tục ảm đạm, khả năng một làn sóng xin hủy niêm yết xảy ra là rất lớn. Và khi thị trường hồi phục, tất cả sẽ lại đồng loạt nộp hồ sơ niêm yết trở lại. Những toan tính kiểu như vậy vô hình trung tạo nên sự “vô kỷ luật” trên sàn chứng khoán, và thiệt hại chính là các cổ đông nhỏ (vì CP bị mất đi tính thanh khoản), ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch, đến các DNNY khác...
Nếu không có sự kiểm soát, hủy niêm yết sẽ khiến hình ảnh và thương hiệu của TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, rất cần một chế tài cho vấn đề tự hủy niêm yết như không được sớm tái niêm yết so với những DN bị buộc phải hủy do những nguyên nhân khách quan.
Trên thực tế, việc xin hủy niêm yết còn xuất phát từ cái nhìn ngắn hạn về lợi ích của một nhóm cổ đông lớn trong DN, thay vì lợi ích của cổ đông đại chúng. Từ đó, chỉ cần một vài cổ đông lớn, với tỷ lệ nắm giữ áp đảo (trên 65%) sẽ dễ dàng thông qua việc hủy niêm yết.
Từ thực tế này, thiết nghĩ đã đến lúc xem xét để đưa vào những quy định nghiêm ngặt hơn đối với việc tự hủy niêm yết như phải có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông nhỏ (sau khi đã trừ đi phần cổ phiếu của các cổ đông lớn), phải niêm yết tối thiểu hai năm mới được xin hủy niêm yết.
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng