Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 06/11/2016 - 14:08
Nhiều doanh nghiệp "khóc ròng" khi chủ đầu tư khu công nghiệp ép ký hợp đồng thuê đất mới với hình thức trả tiền một lần cho 40 năm, đơn giá 2 triệu đồng/m2, tăng gấp 7 lần so với năm 2005. Nếu doanh nghiệp không ký hợp đồng với đơn giá mới thì bị thu hồi mặt bằng, cắt điện, nước…
Nhiều doanh nghiệp đang phải "dở khóc, dở cười" khi thời gian gần đây, BCI liên tục thúc giục, ép buộc phải ký hợp đồng thuê đất mới với hình thức trả tiền một lần cho 40 năm
Doanh nghiệp nói... gà, chủ đầu tư nói... vịt
Sự việc trên xảy ra tại Khu tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Lê Minh Xuân (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) do Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh (Mã CK: BCI) làm chủ đầu tư.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, họ đang phải "dở khóc, dở cười" khi thời gian gần đây, BCI liên tục thúc giục, ép buộc phải ký hợp đồng thuê đất mới với hình thức trả tiền một lần cho 40 năm. Đơn giá đất thuê mới 2 triệu đồng/m2, tăng gấp 7 lần so với đơn giá năm 2005 là 300.000 đồng/m2. Nếu đơn vị nào không đồng ý đơn giá mới thì sẽ bị "cưỡng chế" bằng hình thức cắt điện, nước...
Đại diện hơn 130 doanh nghiệp trong khu TTCN Lê Minh Xuân, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Chi hội doanh nghiệp Lê Minh Xuân cho biết, năm 2005 UBND TPHCM ra quyết định giao 170.225 m2 đất có thu tiền sử dụng đất trong vòng 50 năm cho BCI để đầu tư xây dựng Khu TTCN Lê Minh Xuân. Mục tiêu là nhằm tiếp nhận các cơ sở ô nhiễm phải di dời do nằm trong khu dân cư.
Thực hiện chủ trương này, những công ty thứ cấp đã ký hợp đồng với BCI thuê lại đất. Do lúc đó mới có chủ trương giao đất nên các doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng thuê tạm trong vòng 10 năm. Đến năm 2007, BCI xin TPHCM chuyển sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm và được chấp thuận. Đến nay, BCI cho 141 doanh nghiệp thuê lại đất với giá 300.000 đồng/m2, trả tiền hàng năm.
Ông Tuấn cho biết, BCI hứa cho doanh nghiệp thuê đất ổn định 50 năm và ra sổ đỏ hẳn hoi. "Lời hứa gió bay. Năm 2015, khi hết hạn hợp đồng, BCI "bẻ kèo" khi ép chúng tôi phải thuê đất với khung giá mới là 2 triệu đồng/m2 cho 40 năm còn lại. Không những thế, BCI còn buộc chúng tôi phải đóng trước 95% tiền thuê đất", ông Tuấn bức xúc.
Không đồng ý với khung giá đất mới, ông Tuấn đã nhiều lần liên hệ để đàm phán nhưng BCI... lánh mặt. "Chúng tôi thấy phi lý, bởi vì giấy chủ quyền chưa được cấp; không có cơ sở để đưa ra mức thu mới, dẫn tới bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp tại đây. Đến thời điểm này, khi hết hợp đồng thuê đất, BCI dọa, nếu chúng tôi không tái ký hợp đồng với đơn giá mới thì sẽ thu hồi mặt bằng, tháo dỡ các công trình đầu tư trên đất, cắt điện, cắt nước…”, ông Tuấn nói thêm.
Chi hội doanh nghiệp Khu TTCN Lê Minh Xuân còn tố BCI có nghĩa vụ tài chính không rõ ràng. Tại sao khi năm 2005, BCI chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính mà lại được cấp sổ đỏ và cho doanh nghiệp thuê đất dài hạn. Đến năm 2015, BCI mới hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì lại chuyển sang hình thức cho thuê theo năm. Hệ luỵ là hơn 100 doanh nghiệp thứ cấp trong Khu TTCN Lê Minh Xuân chỉ được thuê đất hàng năm mà không được cấp giấy chủ quyền lâu dài, ảnh hưởng đến việc đầu tư do không thể thế chấp ngân hàng để vay tiền sản xuất kinh doanh.
"Doanh nghiệp muốn giữ nguyên mức giá ban đầu là 300.000 đồng/m2 nhưng bây giờ giá 2 triệu đồng/m2 là phù hợp với sự chênh lệch, trượt giá theo thời gian. Chuyện doanh nghiệp kêu ca là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ nhưng họ quên một điều là hợp đồng cũ trước khi ký có điều khoản sẽ điều chỉnh mức giá khi tái ký hợp đồng mới", lãnh đạo BCI nói.
Cũng theo vị lãnh đạo này, đây là thoả thuận dân sự, nếu doanh nghiệp không chấp nhận giá mới thì có thể kết thúc hợp đồng hoặc đi thuê chỗ khác với mức giá phù hợp.
Sẽ giải quyết sớm
Trước những bức xúc của doanh nghiệp, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, trong thời điểm từ ngày 1/1/2006 đến ngày 1/7/2014, để đảm bảo quyền lợi cho nên dù chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính nhưng Sở này cũng đã tiến hành cấp sổ đỏ cho các doanh nghiệp thứ cấp đã nộp hết tiền cho chủ đầu tư và trên giấy chứng nhận có ghi chú là chủ đầu tư chưa nộp tiền cho nhà nước.
Trong trường hợp, các doanh nghiệp thứ cấp đã đóng tiền một lần cho chủ đầu tư trước ngày 1/1/2006 thì thông tin lại để Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM chuyển sang cơ quan thuế tính làm cơ sở cấp sổ. Những trường hợp thuê đất sau ngày 1/7/2014 thì việc thu tiền và cấp giấy được thực hiện theo quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Toàn Thắng cũng cho hay, nếu các doanh nghiệp bị chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng trì hoãn việc cấp giấy thì cần thông tin để Sở nắm và phân loại giải quyết. Đối với vụ việc cụ thể như tại Khu TTCN Lê Minh Xuân, ông Thắng cho biết sẽ sớm làm việc với các chủ đầu tư để tìm hướng giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Công Quang (Dân Trí)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Còn khoảng 7 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp và nhiều hệ thống phấn phối đã lên phương án dự trữ hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà