Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 27/03/2011 - 17:24
(Thanh tra) - Quy hoạch phát triển cảng biển là nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược đã được Chính phủ giao thực hiện từ nhiều năm nay nhằm phát triển TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng trọng điểm phía Nam. Thế nhưng, những hạn chế về vốn đầu tư, hạ tầng yếu kém đang trở thành vật cản cho quá trình này.
Là Trung tâm thương mại lớn nhất nước, cũng là nơi tập trung các đầu mối xuất, nhập khẩu hàng hóa sầm uất nhất cả nước bằng đường biển như cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Cát Lái... Hệ thống cảng này đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Tuy nhiên, những hạn chế về hạ tầng giao thông đang gây trở ngại cho sự phát triển cảng biển TP. Hồ Chí Minh, và đặc biệt là đang phải đối mặt với nguy cơ bị chiếm mất thị phần vận tải biển bởi sự vươn lên mạnh mẽ của hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải ở Bà Rịa -Vũng Tàu.
Điểm yếu nhất của hệ thống cảng biển TP. Hồ Chí Minh là thiếu hệ thống đường sắt nối kết với cảng, hệ thống đường bộ lại thường xuyên tắc nghẽn, xe container chỉ được tự do hoạt động vào ban đêm. Điều này khiến việc giải phóng tàu chậm, năng suất xếp dỡ thấp làm giá thành vận tải biển tăng.
Hiện tại TP. Hồ Chí Minh chỉ còn có cảng Cát Lái luôn tấp nập khách do có vị trí thuận lợi, là điểm nối giữa các Trung tâm sản xuất hàng hóa với Biên Hòa, Bình Dương. Thế nhưng, điều bất lợi là tuyến tỉnh lộ 25B huyết mạch để vận chuyển hàng hóa cho cảng Cát Lái nhiều năm qua vẫn thường xuyên bị tắc nghẽn, khiến nhiều đối tác đã chuyển hàng qua các cảng tại Vũng Tàu.
Trong khi đó, cảng Phú Hữu (quận 9), cảng Sài Gòn mới ở Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) thực hiện theo chủ trương di dời, dù đã hoàn thành giai đoạn một vẫn chưa khai thác được vì chưa có đường nối vào cảng. Bên cạnh đó, dự án đường trục Bắc Nam (Nguyễn Hữu Thọ) kết nối từ đường Nguyễn Văn Linh hướng về khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè) nhằm phục vụ cho các cảng biển mới di dời vẫn chưa thể hoàn thành.
Theo ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh, nếu không giải quyết sớm khâu giải phóng mặt bằng thì nguy cơ cảng Cát Lái sẽ mất nguồn hàng dẫn đến TP sẽ mất nguồn thu rất lớn. Ông Phượng cảnh báo: “Hiện tại các doanh nghiệp đã chuyển hàng ra một số cảng tại Vũng Tàu. Và nếu tình trạng này tiếp diễn chúng tôi dự báo sẽ mất 50-70% lượng hàng hóa vận chuyển trong vài năm tới”.
Không chỉ có lời cảnh báo của ông Phượng, hiện tại lợi thế cảng biển TP. Hồ Chí Minh đang bị cạnh tranh gay gắt. Mặc dù hiện khoảng 70% hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực ĐBSCL phải quá cảnh tại các cảng ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng trong tương lai khi luồng đi tắt vào sông Hậu hoàn thành thì hàng hóa sẽ đi trực tiếp từ Cần Thơ.
Chưa kể, cảng quốc tế Long An (Long An) vừa được khởi công xây dựng 8/2010 với vốn đầu tư 1 tỷ USD, đón được tàu 70.000 tấn sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Nhưng đáng ngại nhất vẫn là cụm cảng Thị Vải - Cái Mép với khoảng 20 cảng (trong đó có nhiều cảng nước sâu) đi vào hoạt động có thể đón được các tàu tải trọng đến 80.000 tấn. Trong tương lai, khi các tàu lớn vào vận chuyển hàng hóa tại khu vực TP. Hồ Chí Minh thì địa chỉ họ tìm đến sẽ là cụm cảng Cái Mép - Thị Vải chứ không phải TP. Hồ Chí Minh.
Phát triển đô thị hướng ra Biển Đông là một trong bốn hướng phát triển chính của TP. Hồ Chí Minh. Tại khu vực Hiệp Phước (Nhà Bè) sẽ hình thành đô thị cảng Hiệp Phước. Hệ thống cảng biển nước sâu ở Hiệp Phước dự kiến sẽ thay thế hệ thống cảng biển hiện hữu nằm trên sông Sài Gòn, trở thành trung tâm hàng hải chính của TP và khu vực. Tuy nhiên, nếu TP. Hồ Chí Minh không cải thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối hệ thống cảng biển mới với khu vực thì trong tương lai ưu thế về cảng biển sẽ dần bị mất.
Nghiêm Sĩ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
N. Phó
10:12 13/12/2024(Thanh tra) - Hội chợ diễn ra từ ngày 12 - 17/12/2024, với trên 350 gian hàng của 200 doanh nghiệp Việt Nam, thành phố Bách Sắc (Trung Quốc) tham gia, trưng bày các mặt hàng nông, thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ - tiểu thủ công nghiệp, hàng đặc sản tiêu biểu của các tỉnh.
Trung Hà
10:10 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Theo VietinBank
21:25 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình