Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giảm sức lao động cho nông dân bằng cơ giới hóa

Thứ sáu, 13/01/2012 - 14:41

(Thanh tra)- Việt Nam là nước có số dân tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 60%. Vì vậy, muốn nền nông nghiệp thoát khỏi tình trạng lao động thủ công cần có nhu cầu lớn về máy móc. Tuy nhiên, nếu chỉ có hai yếu tố là nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của dân thì sự tăng trưởng thiếu đột biến vì không có định hướng và thiếu vốn để hoạt động.

Máy kéo 4 bánh lắp động cơ 1 xilanh, một trong những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.

Ông Lâm Chí Quang, Tổng Giám đốc Tổng Cty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) cho biết, việc phát triển cơ giới hóa nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính của người dân, chính sách của Nhà nước và các tỉnh về cơ giới hóa để định hướng cũng như tạo nguồn tài chính. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 479 và tiếp theo là Quyết định 2213, Quyết định 63 tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn mua sắm máy nông nghiệp.

Nếu trước đây làm đất chủ yếu bằng máy hai bánh, thì hiện nay loại máy này ngoài tăng về số lượng còn tăng về chủng loại, do nhiều nhà sản xuất khác nhau cung cấp. Tại những nơi có thửa ruộng lớn thì máy hai bánh đang dần được thay thế bằng máy bốn bánh như của các hãng Kubota, John Deere, New Holland, tiêu thụ khoảng hơn 100 chiếc/năm/mỗi loại. Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp có giá từ 250 - 550 triệu đồng/chiếc không còn xa lạ với phần lớn bà con nông dân cả nước.

Nhờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà tại 34 tỉnh, thành trong cả nước, nông dân được hỗ trợ máy móc có động cơ nhỏ, máy kéo, mặt gặt, máy phát điện, máy phun thuốc sâu… với tổng số vốn hơn 20 tỉ đồng. Mặc dù với số vốn rất nhỏ, nhưng các quyết định này đã có tác động định hướng về phát triển cơ khí nông nghiệp của nhiều địa phương.

Các loại máy VEAM đang sản xuất theo các xu hướng: Máy làm đất dành cho các tỉnh trồng lúa của đồng bằng Bắc bộ, những nơi có cánh đồng lớn, máy bốn bánh công suất nhỏ sẽ thay thế máy hai bánh, còn máy hai bánh phù hợp với vùng núi; máy gặt rải hàng nên duy trì vì ở các tỉnh ruộng nhỏ, khách hàng chưa có khả năng về kinh tế vẫn còn nhu cầu trong các năm tới.

Từ đầu năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra mô hình xây dựng “cánh đồng mẫu” tại 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long với 7.800ha đất canh tác, thu hút 6.400 hộ nông dân tham gia. Đến hết năm 2012, cả nước sẽ có 40.000 -  80.000 ha đất nông nghiệp xây dựng cánh đồng mẫu và thực hiện ba không: Không cấy tay, không gặt tay, không phơi lúa. Theo đó, từ vụ Đông Xuân năm nay, mỗi tỉnh thành phía Bắc xây dựng một cánh đồng mẫu trên cơ sở dồn điển đổi thửa.

Hoạt động mô hình cánh đồng mẫu là đất vẫn thuộc về nông dân nhưng họ tự nguyện góp chung để tạo ra diện tích lớn. Bên cạnh đó, người nông dân có thể thuê các dịch như làm giống, làm đất, thủy lợi, thu hoạch, bảo quản... Nhiều doanh nghiệp tham gia cùng nông dân trong triển khai mô hình này bằng hình thức bán giống, phân, thuốc trừ sâu trả chậm… như Cty Phân bón Bình Điền, Cty Bảo vệ Thực vật An Giang…

Điểm yếu từ trước đến nay trong sản xuất lúa gạo là doanh nghiệp chỉ biết bán hàng và thu tiền, các nhà khoa học chỉ khuyến cáo chung chung, nhà quản lý ngại “ôm rơm nặng bụng”, thì nay, người nông dân làm theo kinh nghiệm được chỉ rõ và được khắc phục trong mô hình cánh đồng mẫu để đưa giá trị hàng hóa của gạo Việt Nam tăng cao. Với sản lượng từ 7 - 8 tấn/ha, người nông dân sẽ giảm được 800 đồng/kg thóc cho chi phí sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình cánh đồng mẫu là không nhỏ.


Nam San

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Gạo Hapro Đồng Tháp được vinh danh Top 2 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Gạo Hapro Đồng Tháp được vinh danh Top 2 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

(Thanh tra) - Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.

PV

10:58 13/12/2024
Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm