Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/05/2011 - 13:21
(Thanh tra) - Những khó khăn từ kinh tế vĩ mô đang khiến việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán (TTCK) khó hơn, đồng thời việc lãi suất tín dụng bị đẩy lên khá cao cũng khiến cho những doanh nghiệp niêm yết (DNNY), đặc biệt là những DN có thói quen vay ngân hàng lúng túng, thậm chí là hụt hẫng. Trên thực tế, vẫn còn nhiều giải pháp vốn hữu hiệu khác mà DN chưa để ý tới.
Phát hành trái phiếu
Đây là một trong những hình thức tốt nhất giúp DN tránh được vấn đề pha loãng cổ phiếu. Theo chuyên viên phân tích Lê Xuân Vinh, Trưởng Phòng phân tích Công ty CP Chứng khoán SJC, ưu điểm của việc phát hành trái phiếu là chi phí huy động vốn và chi phí lãi vay thấp; có nguồn vốn linh hoạt, dài hạn và có thể sử dụng chủ động. Ngoài ra, phát hành trái phiếu cũng giúp các DN nhỏ tránh được các rào cản khi vay vốn ngân hàng, không bị áp lực vốn theo thời kỳ; giúp tiết kiệm thời gian, nguồn vốn nhanh chóng được huy động vào sản xuất kinh doanh.
Hình thức này có hai giải pháp để DN lựa chọn. Đó là trái phiếu có lãi suất thả nổi (ấn định lãi theo mức biến động của lạm phát công với chênh lệch phụ trội, giúp cho nhà đầu tư tránh được các rủi ro trượt giá của đồng tiền trong tương lai) và trái phiếu chuyển đổi (được các DN sử dụng rộng rãi và khá thành công trong giai đoạn cuối 2009 đầu 2010 với ưu điểm là vừa giảm áp lực cổ tức, vừa giúp DN có thời gian hấp thụ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được). Hiện tại, thị trường trái phiếu Việt Nam mới chỉ chiếm 8 - 9% GDP, nếu so với thị trường các nước trong khu vực thì đây là một tỷ lệ rất thấp. Hơn nữa, cơ chế pháp lý cho kênh huy động bằng trái phiếu đang được hoàn thiện, các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán sẽ là chất xúc tác nhằm phân phối trái phiếu của DN đến tay nhà đầu tư một cách hiệu quả.
Thời gian gần đây, phát hành trái phiếu được khá nhiều DNNY sử dụng thành công như HAG, HCM, MPC, DLG, STL, SBS… Những DNNY khác nên quan tâm nghiên cứu áp dụng để giải pháp vốn này có thể phát huy được sức mạnh nội tại của DN mình một cách tốt nhất.
Cho thuê tài chính
Hình thức này phát triển mạnh tại Việt Nam vào đầu những năm của thế kỷ 21 với ưu điểm là tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch, đặc biệt là đối với các DN có tiềm lực tài chính thấp, nguồn vốn không dồi dào, không có tài sản thế chấp. Hơn nữa, cho thuê tài chính cũng đáp ứng được nhiều nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị của các DN nhằm hiện đại hoá công nghệ sản xuất.
Về ưu điểm, hình thức này không đòi hỏi sự đảm bảo tài sản có trước, kế hoạch trả nợ không nhiều áp lực và được chuyển giao quyền sở hữu trong thời gian thuê hoặc các công ty cho thuê tài chính (CTTC) có thể mua lại các tài sản của DN nếu như DN cần vốn lưu động; giúp cho DN tránh được rủi ro lạc hậu lỗi thời của máy móc thiết bị.
Xét về khía cạnh thủ tục thì hình thức CTTC rất đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, không cần bảo lãnh, thế chấp. Nhiều ưu điểm là vậy nhưng thực tế cho thấy hình thức này vẫn còn nhiều trở ngại và chưa thực sự phổ biến.
Chuyên viên Lê Xuân Vinh nhận định, nguyên nhân là do lãi suất của các công ty CTTC thường rất cao so với các ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề sở hữu tài sản và công tác tuyên truyền giới thiệu cũng như hướng dẫn sử dụng dịch vụ này tới DN chưa được các công ty CTTC chú trọng...
Nhiều giải pháp khác
Ngoài hai hình thức trên, DN có thể tham khảo thêm một số giải pháp khác. Chẳng hạn như giải pháp cho vay giảm tỷ lệ tài sản thế chấp. Giải pháp này thường được áp dụng đối với các DN xuất khẩu như thuỷ sản, chế biến nông sản, gỗ… với tỷ lệ thế chấp tài sản theo quy định hiện hành của các ngân hàng dao động từ 30 - 45%. Đây là một tỷ lệ rất cao làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của các DN. Chính vì thế giảm điều kiện thế chấp ngân hàng xuống còn từ 10 đến 15% tài sản cố định và tùy uy tín của doanh nghiệp.
Kế đến là giải pháp kết hợp đầu tư giữa nhà nước và tư nhân. Giải pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp hạ tầng, đặc biệt thu hút được sự quan tâm của các DN bởi các lý do như có sự cam kết, bảo lãnh từ nhà nước; tính dài hạn trong đầu tư do lợi nhuận mang tính ổn định trong dài hạn; bù trừ và san bằng những điểm yếu về quản lý, kỹ thuật của hai khu vực đầu tư công và tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh đó, DN cũng có thể tính đến hình thức liên kết liên doanh để giải quyết vấn đề vốn. Hình thức này thường áp dụng đối với các DN có nguồn lực tài nguyên dồi dào nhưng thiếu vốn, kỹ thuật để triển khai dự án (các DN bất động sản, khai khoáng, năng lượng…) nên việc tìm kiếm các đối tác chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh là rất cần thiết cho các DN thuộc loại hình này.
Theo chuyên viên Lê Xuân Vinh, mỗi một hình thức huy động vốn đều có những mặt ưu và khuyết điểm. Điều quan trọng là mỗi DN phải vận dụng được trong từng điều kiện cụ thể các giải pháp huy động này cho phù hợp với thực tế của DN mình.
Trong bối cảnh những giải pháp về vốn qua TTCK hoặc qua hệ thống ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, các kênh huy động như đã đề cập ở trên nên được các DNNY lưu tâm để ý hơn nữa nhằm có được nguồn vốn thích hợp.
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền