Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/03/2011 - 10:13
(Thanh tra)- Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa nhận được báo cáo liên quan đến biến động giá thuốc trong 3 tháng (từ tháng 1 - 3/2011) của 20 Cty dược trong nước điều chỉnh tăng giá khoảng 240/4.000 mặt hàng với biên độ từ 3 - 30%. Kiểm tra trên thị trường, đoàn thanh tra nhận thấy đã có rất nhiều mặt hàng thuốc tự ý tăng giá.
* Cục Quản lý Dược yêu cầu các sở y tế, các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc trên địa bàn
Tại Trung tâm Bán buôn Dược phẩm Ngọc Khánh, rất nhiều mặt hàng thuốc tăng giá. Quầy bán hàng của Cty TNHH Một thành viên Dược phẩm T.Ư I có tới hơn 30 mặt hàng thuốc tăng giá với mức tăng chủ yếu là 5%. Cá biệt có thuốc Clorocid 0,25g tăng tới 26%, Cerebrolysin 10ml (hộp 5 ống) của Áo tăng 8%, Oxytocin (ống) của Đức tăng 10%... Cty Sao Thái Dương có 9/11 mặt hàng tăng giá từ 15 - 25%. Cty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre có một số mặt hàng tăng giá trên 30%. Cụ thể, Lidocain (dạng phun mù) tăng từ 88.200 đồng lên 115.500 đồng/chai (31%), Cavinton F 10mg viên nén tăng từ 3.360 lên 4.515 đồng/viên (34%)… Cty Dược phẩm Fitopharma cũng có một số mặt hàng tăng giá như: Fitogra -F hộp 22v tăng từ 60.000 - 68.000 đồng/hộp (tăng 12%), hộp 40v tăng từ 118.000 - 131.000 đồng/hộp (tăng 11%)… Cty Cổ phần Trapharco có mặt hàng tăng từ 17 - 25%. Cty Domesco có 14/249 mặt hàng tăng giá với mức từ 8 - 21%...
Giải thích cho việc tăng giá thuốc, theo đại diện của các Cty là do giá mua nguyên liệu, chi phí bán hàng, chi phí lương cho nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, tỉ giá…
Tại các cửa hàng bán lẻ thuốc tân dược, giá các loại thuốc cũng đều tăng từ 10 - 15%. Một chủ cửa hàng thuốc trên phố Giảng Võ (Hà Nội) cho biết, mấy ngày đầu tháng 3, chúng tôi liên tục nhận được các thông báo tăng giá của các hãng, các Cty dược. “Do mua vào với giá tăng nên chúng tôi phải tăng giá bán lẻ, không còn cách nào khác”. Qua tìm hiểu sổ sách của các cửa hàng dược phẩm cho thấy, tuy có tăng giá nhưng đều chưa “chạm” tới mức giá hãng dược đăng ký kê khai với Bộ Y tế. Ví dụ, thuốc Boganic (Cty Cổ phần Traphaco) bán buôn giá 1.080 đồng/viên, nay tăng lên 1.350 đồng/viên…
Đến thời điểm hiện tại, chủng loại thuốc tăng giá vẫn chủ yếu tập trung ở các nhóm: Kháng sinh, vitamin và khoáng chất, giảm đau, chống viêm, đông dược, tim mạch, ung thư, dịch truyền, tuần hoàn não, một số vaccin và sinh phẩm y tế…
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, có khoảng 70% mặt hàng thuốc có giá bán thực tế dưới giá kê khai, dù đã tăng giá. Chỉ có một số thuốc kháng sinh nội có giá mới tăng bằng 100% giá kê khai. Tuy nhiên, có một số loại thuốc dù đã tăng giá nhiều lần, song giá bán mới chỉ bằng 30 - 40% giá kê khai. Như vậy, việc giá thuốc tăng như hiện nay vẫn hoàn toàn… đúng luật.
Theo một chuyên gia phân tích thị trường dược phẩm, cơ chế hiện nay đang gần như “thả nổi” giá thuốc cho các doanh nghiệp (DN) tự quyết định. Năm 2006, Luật Dược ra đời, ngay sau đó, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các DN dược phải đăng ký kê khai giá thuốc. Cho đến nay, sau hơn 4 năm, giá thuốc mà các DN dược tự kê khai (từ 31/12/2007) tăng liên tục mà vẫn chưa đuổi kịp. Các DN dược hiện nay sẽ căn cứ vào giá nhập khẩu (giá CIF), cộng thêm tỷ giá đô la hiện thời, cộng thêm các chi phí phát sinh (30%) để định giá thuốc bán trong nước. Bên cạnh đó, giá thuốc khi vào các cửa hàng bán lẻ đều phải cộng thêm ít nhất 10% chi phí “hoa hồng”. Hiện, thị trường thuốc được Nhà nước quản lý thông qua giá nhập khẩu, thống nhất giá bán buôn trên toàn hệ thống. Giá thuốc là do DN tự kê khai đăng ký với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) (căn cứ trên giá nhập khẩu, chi phí vận chuyển, bảo quản, nhân công, lợi nhuận hợp lý...). Khi có sự điều chỉnh tăng giá thì DN gửi văn bản lên Cục để xem xét.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã yêu cầu Cục Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Dược, Vụ Kế hoạch - Tài chính kiểm tra việc tăng giá thuốc của nhiều DN. Đồng thời, yêu cầu Cục Quản lý Dược xem xét lại việc kê khai giá thuốc của các DN, trong đó cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Cục Quản lý Dược để giúp Nhà nước quản lý và ngăn chặn nạn tăng giá thuốc vô tội vạ như hiện nay.
Thanh Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình