Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 22/08/2011 - 15:53
(Thanh tra) - Đề cập đến những hạn chế trong việc thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm đầu tư phân phối sản phẩm ở châu Á, ông Massimiliano Guelfo, Phó Chủ tịch, Giám đốc Điều hành Piaggio Việt Nam và khu vực vhâu Á – Thái Bình Dương phản ánh: Vấn đề chính còn tồn tại liên quan đến hải quan là sự không nhất quán trong việc áp dụng pháp luật, tình trạng quan liêu và thủ tục giấy tờ cần được đơn giản hóa…
Áp dụng hệ thống hải quan điện tử để đáp ứng nhu cầu của chuỗi cung ứng hiện đại
Việt Nam - nước điều phối về hoạt động Logistics trong ASEAN
Tại hội thảo “Hiện đại hóa hải quan nhằm phát triển dịch vụ Logistics thế kỷ 21” tổ chức ngày 22/8, ông Lê Triệu Dũng, Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết: Hiện các nước ASEAN đang thực hiện lộ trình hội nhập dịch vụ Logistics nhằm mục tiêu củng cố hội nhập kinh tế ASEAN thông qua các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa, tạo ra môi trường tích hợp cho Logistics tại ASEAN.
Việt Nam được đánh giá là nước đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này và được chỉ định là nước điều phối về hoạt động Logistics trong ASEAN.
Việc áp dụng các lộ trình hội nhập khu vực Logistics ASEAN còn nhiều rào cản liên quan đến hải quan (yêu cầu văn bản mất nhiều thời gian; sự khác biệt trong phân loại về hàng hóa ở các quốc gia khác nhau; quy trình thông quan đối với hàng nhập khẩu không hiệu quả…); các rào cản liên quan đến đầu tư nước ngoài, các quy định hạn chế sở hữu nước ngoài, các yêu cầu cấp phép…; các rào cản cụ thể về đường biển, đường không, vận tải đường bộ…
Hải quan và việc bảo đảm hiệu quả chuỗi cung ứng hiện đại
Ông Sunny Chia, Giám đốc Thương Mại Quốc tế công ty UPS khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh: Doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi dịch vụ kết nối nhanh và tin cậy với thị trường và chuỗi cung ứng quốc tế. Hải quan và thủ tục thông quan tại biên giới là yếu tố thiết yếu bảo đảm hiệu quả của chuỗi cung ứng hiện đại.
Theo Báo cáo Tạo điều kiện cho thương mại khu vực ASEAN mở rộng (2010) của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế, thuế quan và các biện pháp phi thuế quan không còn là trở ngại chính đối với thương mại. Các nguyên nhân như: Thủ tục hải quan phức tạp không cần thiết, các thủ tục tại biên giới, các hiệp định quá cảnh kém hiệu quả và hạ tầng liên quan đến thương mại chưa được phát triển mới là những rào cản thực sự.
Đề cập đến những hạn chế trong việc thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm đầu tư để phân phối sản phẩm ở châu Á, ông Massimiliano Guelfo, Phó Chủ tịch, Giám đốc Điều hành Piaggio Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương phản ánh: Vấn đề chính còn tồn tại liên quan đến hải quan là sự không nhất quán trong việc áp dụng pháp luật như áp dụng trị giá tính thuế khác nhau từ giá trị hóa đơn; áp dụng thuế theo phí cảng đến; áp dụng hoàn thuế gián tiếp không dễ dàng đưa vào thực tế.
Cũng theo ông Massimiliano Guelfo, tình trạng quan liêu và thủ tục giấy tờ cần được đơn giản hóa. Hải quan Viêt Nam vẫn yêu cầu nộp các tài liệu ban đầu như hợp đồng, hóa đơn… trong khi các nước khác yêu cầu các tài liệu có chữ ký kỹ thuật số...
Ngoài ra, việc áp dụng luật không nhất quán ở cấp địa phương đã dẫn đến hiệu quả không đồng đều giữa các cơ quan hải quan địa phương cũng như tác động đến nhập khẩu và xuất khẩu giữa các tỉnh, thành phố. Ông Massimiliano Guelfo dẫn chứng, các cơ quan hải quan ở TP Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện một số ứng dụng của hệ thống hải quan tiên tiến để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại như chấp nhận hồ sơ điện tử gửi trước, áp dụng cơ chế hải quan một cửa giữa các cơ quan chính phủ. Trong khi đó, các cảng gần khu vực Hà Nội, Hải Phòng còn chưa được nâng cấp và đổi mới.
Xây dựng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được các quốc gia, trong đó có Việt Nam đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện.
Mục tiêu của TPP là trở thành một cấu phần quan trọng tiến tới FTA (Hiệp định Thương mại Tự do giữa 9 nước châu Á - Thái Bình Dương). TPP sẽ là FTA thế kỷ 21 đầu tiên giải quyết xu hướng chuỗi cung ứng hiện đại.
Các quy tắc hải quan có tầm quan trọng thiết yếu đối với TPP như: Làm thủ tục hải quan riêng và nhanh gọn; nộp thông tin điện tử trước khi hàng đến; nộp một bản khai hải quan duy nhất bằng điện tử; thông quan trong vòng 4 giờ, với điều kiện lô hàng đã đến nơi; các điều khoản được áp dụng không có hạn chế về giá trị/trọng lượng lô hàng…
Các bên tham gia TPP sẽ hoàn thiện khung vào tháng 11/2011 trong Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo APEC.
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sự kiện 5G Day sẽ diễn ra vào ngày 17/12/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, và hàng nghìn khách mời quan tâm.
TC
16:39 11/12/2024(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà