Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/05/2012 - 06:34
(Thanh tra)- Với gần 90 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng. Trong những năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng luôn chiếm trên 20%, riêng năm 2011 là 24,3%. Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa xuất khẩu tốt, vừa thành công trong phát triển thị trường nội địa như: Việt Tiến, May Nhà Bè, May 10, Biti’s, Vinamilk...
Tuy nhiên, trước xu thế mở cửa hội nhập, cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết WTO và AFTA đang tạo ra áp lực cạnh tranh lớn, DN trong nước ngày càng “hụt hơi” trước sự thâm nhập mạnh mẽ của DN nước ngoài cả về thế và lực.
Khó cạnh tranh với hàng ngoại
Gần đây, các DN Trung Quốc đang là một trong những đối thủ cạnh tranh khá mạnh với DN trong nước. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc trên 10 tỷ USD. Giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước này cũng tương ứng.
Đại diện DN trong nước cho biết, những kho hàng của DN Trung Quốc dưới hình thức cửa hàng hay shop, chỉ chịu thuế theo mức thuế thu nhập cá nhân. Chủ cửa hàng lãi nhiều hơn, cạnh tranh cũng tốt hơn vì giá bán từ các kho này thấp hơn khoảng 30 - 50% so với nơi khác. Nếu DN trong nước liên kết, tham gia mua hàng từ Trung Quốc mang về bán ở Việt Nam đạt trị giá khoảng 5 triệu USD/năm, thì sẽ được hoàn 100% thuế VAT (ở mức 17%), được cho vay ngoại tệ 1,5 triệu USD với lãi suất bằng 0%, được ưu đãi mua máy móc thiết bị giá rẻ… Nếu là DN của Trung Quốc thì khoản ưu đãi còn nhiều hơn nữa...
Còn nếu DN Việt Nam nhập hàng trực tiếp từ Trung Quốc theo đường chính ngạch, phải chịu thuế từ 25 - 40% tuỳ mặt hàng, bán hàng xuất hoá đơn 10% VAT, chi phí đầu ra trừ chi phí đầu vào phải đóng thuế thu nhập DN 25%, đóng các loại bảo hiểm cho nhân viên... thì chi phí sẽ đẩy lên rất cao.
Chính vì vậy, nhiều DN trong nước từ chỗ sản xuất, hoặc xuất nhập khẩu, do không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu của DN Trung Quốc đã chuyển sang thương mại để giảm áp lực cạnh tranh...
Thiếu chiến lược đầu tư chiều sâu
Nhiều chuyên gia nước ngoài và trong nước cho rằng, đa phần DN trong nước chỉ tính đến lợi nhuận trước mắt, chưa tính đến chiến lược đầu tư lâu dài vì sợ tốn kém khi phải xây dựng thương hiệu, hệ thống bán hàng, chi phí tiếp thị… Do đó, rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài nhưng lại không có trong hệ thống phân phối và thương hiệu cũng không được biết đến ở thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, dù đã mở cửa thị trường bán lẻ được hơn 3 năm nhưng đến thời điểm này, Nhà nước vẫn chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống phân phối bán lẻ gắn với sản xuất. Chưa kể, các chính sách hỗ trợ DN bán lẻ, nhất là với DN tư nhân về tiếp cận đất đai, vốn, thuế… chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, phần lớn hệ thống siêu thị và các DN phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, vốn khoảng từ 50 - 70 tỉ đồng.
Mặt khác, do chủ trương liên kết giữa các DN phân phối bán lẻ với DN sản xuất, tổ chức nguồn hàng lưu thông khép kín không được thực hiện nghiêm túc nên hàng hóa phải qua nhiều khâu trung gian, đẩy giá lên cao, các DN không chủ động được nguồn hàng.
Việc mở cửa thiếu những quy định, điều kiện cụ thể thế nào là đại siêu thị, đâu là tiểu siêu thị đã dẫn tới thực trạng tại nhiều TP lớn trong đó có Hà Nội và TP HCM, các đại siêu thị của những tập đoàn phân phối bán lẻ được đặt ngay tại trung tâm làm phá vỡ quy hoạch và triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các DN phân phối trong nước.
Hiện tượng DN nước ngoài chuyển giá, vi phạm Luật Cạnh tranh, bán dưới giá thành cũng thường xuyên diễn ra mà cơ quan quản lý không kiểm soát được khiến DN nội càng khó cạnh tranh.
Chưa kể, do thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng và lãi suất cho vay cao trên 20% để kiềm chế lạm phát, cùng với chi phí đầu vào như xăng dầu, mặt bằng, điện liên tục tăng… càng khiến DN bán lẻ nội địa kiệt quệ, phá sản vì thiếu vốn, hàng tồn đọng nhiều.
4 tháng đầu năm nay, tồn kho của khối DN này tăng hơn 30% so với cùng kỳ và hiện chưa tìm được lối ra. Ngoài những DN đã công bố phá sản, một số DN phân phối bán lẻ đã phải chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác, hoặc làm đại lý cho DN nước ngoài.
Trước thực tế này, Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ kịp thời để giúp DN bán lẻ nội địa trụ lại qua cơn bĩ cực; nhanh chóng tổ chức lại thị trường bán lẻ theo những mô hình kinh doanh mới. Trong đó, nhất thiết phải xác lập được các liên kết từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng và xuất nhập khẩu, hình thành các chuỗi cung ứng để có thể tạo được chỗ đứng vững chắc trong các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.
Hà Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình