Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 18/01/2013 - 13:31
(Thanh tra) - Ông Đặng Thế Giang, Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) cho biết: "Hiện tại, giá thu mua mía của Cty vẫn theo đúng quy định của tỉnh.
Nhìn chung năng suất và chữ đường của toàn vùng, nhất là những hộ có diện tích lớn vẫn đảm bảo. Riêng đối với những hộ trồng có diện tích nhỏ lẻ và ở vùng bị ảnh hưởng của thời tiết thì có giảm đi, gây ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ. Phía Cty cũng đang bàn giải pháp tối ưu nhất để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía".
Theo lý giải của ông Giang, sở dĩ có việc điều chỉnh giá là do vào đầu vụ ép, để tạo điều kiện cho các hộ trồng mía, nhất là các hộ bị ảnh hưởng do mưa lũ vào đầu tháng 9/2012, phía Cty đã có chính sách thu mua theo 2 mức giá: mua theo chữ đường và mua xô (giá sàn) cho các chủ hợp đồng. Tuy nhiên, giá mua xô và giá mua theo chữ đường không chênh lệch nhau là mấy (giá theo chữ đường 10CCS là 950.000đồng/tấn và mua xô là 900.000đồng/tấn), trong khi chữ đường không cao nên nhiều hộ lựa chọn theo giá mua xô.
Điều đáng nói là khi Cty mua xô thì đã có nhiều hộ trồng mía không tuân thủ các điều kiện đảm bảo vệ sinh khi nhập vào nhà máy: không làm sạch lá, rễ, bẹ, ngọn non nên nguyên liệu về nhà máy sản xuất tạp chất nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Thêm vào đó, đến tháng 12/2012 đã vào chính vụ thu hoạch, cây mía cũng đã hội đủ chữ đường, nhiều diện tích mía chữ đường cao hơn 10CCS. Mặt khác, giá đường thành phẩm thời điểm hiện tại rất thấp nên Cty buộc phải áp dụng giá mua nguyên liệu theo chữ đường. Hơn nữa, đây cũng là một trong những tiêu chí nhằm đáp ứng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) theo Thông tư số 29/2012/TT-BNNPTNT ngày 3/7/2012 của Bộ NN&PTNT.
Cũng theo ông Giang, sau khi có thông báo giá thu mua nguyên liệu theo chữ đường, chỉ có số ít hộ dân có diện tích trồng mía nhỏ hẹp và ven sông, ven bãi là bức xúc và có ý kiến, đặc biệt là người dân ở xã Thọ Hải, còn lại những nơi khác thì Cty chưa nhận được ý kiến. Phía Cty cũng mong muốn bà con vùng nguyên liệu chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc khó khăn để đảm bảo hài hòa lợi ích của cả hai bên.
Về vấn đề này, ông Mai Bá Luyến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Thanh Hóa cho rằng: "Ngay từ đầu vụ ép, Sở đã có thông báo với các đơn vị về kế hoạch thu hoạch vụ mía 2012-2013 để các đơn vị, nhất là các Cty đường thực hiện, trong đó mức giá đã được thống nhất cụ thể là giá mua 1 tấn mía có chữ đường 10CCS là 950.000đồng. Thời gian tới Sở sẽ sớm nắm bắt tình hình thực tế để tham mưu cho tỉnh có chính sách cụ thể để việc thu mua mía nguyên liệu trên địa bàn để người trồng mía và doanh nghiệp đều có lợi, để người trồng mía yên tâm sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy".
Niên vụ mía 2012-2013, vùng nguyên liệu của Cty Cổ phần mía đường Lam Sơn có diện tích hơn 16.000ha, chiếm gần 50% diện tích mía nguyên liệu của cả tỉnh. Theo đánh giá của các địa phương, nhiều năm trở lại đây, Cty Cổ phần mía Đường Lam Sơn là đơn vị có chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu tốt nhất và mua mía với giá cao hơn các đơn vị khác nên việc phát triển vùng nguyên liệu ổn định.
Nguyễn Mai Hương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền