Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 01/12/2011 - 21:22
(Thanh tra)- Theo Quyết định số 1208/2011/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 10 năm tới điện lực quốc gia sẽ cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đến năm 2015 khoảng 194 - 210 tỷ kWh; năm 2020 khoảng 330 - 362 tỷ kWh và tính đến năm 2030 khoảng 695 - 834 tỷ kWh. Trong đó, điện gió được đánh giá có tiềm năng không nhỏ để đạt được mục tiêu này.
Tổng cục Năng lượng, Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng, trước hết, phải ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010, lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6,0% vào năm 2030. Đồng thời, giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2,0 hiện nay xuống còn 1,5 vào năm 2015 và 1,0 vào năm 2020. Ngoài ra, cũng cần thiết phải đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi bảo đảm 10 năm tới hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.
Các chuyên gia đánh giá, trong quy hoạch phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong 10 năm tới (trong đó ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo) thì tiềm năng của điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối… là cơ sở để Việt Nam phát triển nhanh, từng bước gia tăng tỷ trọng của điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo. Qua đó, có thể đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020, khoảng 6.200 MW vào năm 2030; điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030.
Theo bà Phạm Quỳnh Dung, chuyên viên Vụ Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng), cuối tháng 6/2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó, đối tượng là các tổ chức tham gia những hoạt động điện lực có liên quan đến phát triển điện gió; quy hoạch và phát triển điện gió; cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió sẽ được ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí; hạ tầng đất đai. Cũng như được hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới… Đồng thời, bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện gió với mức giá tương đương 7,8 USD (chưa gồm VAT, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD), và được Nhà nước hỗ trợ 1,0 UScent/kWh thông qua Quỹ bảo vệ môi trường. Ngoài ra, điện gió sẽ được nhận các cơ chế hỗ trợ khác từ dự án CDM (cơ chế phát triển sạch) về vay vốn, được trợ giá và được hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Bộ Công thương sẽ có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và phối hợp UBND tỉnh giám sát thực hiện; ban hành mẫu hợp đồng mua - bán điện; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ điện gió.
Các chuyên gia đánh giá, để phát triển điện gió theo chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam, ngoài việc phát triển nguồn nhân lực; hình thành thị trường cung cấp thiết bị, dịch vụ và công nghệ; cơ chế tài chính… quan trọng hàng đầu phải có giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, quy hoạch và chương trình phát triển.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền